Đây là lần đầu tiên Forbes Việt Nam thực hiện danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” tại Việt Nam. Khác với danh sách “50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất” (đối tượng là các doanh nghiệp niêm yết tại HSX và HNX) công bố vào tháng 6 hàng năm nhấn mạnh đến hiệu quả và tăng trưởng, danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” mở rộng phạm vi tới các doanh nghiệp giao dịch trên UPCoM và công ty đại chúng chưa niêm yết; đánh giá quy mô doanh nghiệp dựa trên bốn tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa, theo phương pháp xếp hạng danh sách Global 2.000 (2.000 công ty lớn nhất toàn cầu) của Forbes (Mỹ).
Bước đầu tiên, tập hợp danh sách các công ty đại chúng bao gồm các công ty cổ phần có trên 100 cổ đông chưa niêm yết và các công ty niêm yết tại HSX, HNX và UPCoM. Tiếp theo, tập hợp số liệu tài chính về tổng doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa theo báo cáo tài chính kiểm toán thường niên gần nhất - năm 2018.
Vốn hóa các doanh nghiệp niêm yết chốt mức giá đóng cửa ngày 13-12-2019; vốn hóa doanh nghiệp chưa niêm yết xác định bằng cách lấy số cổ phần nhân với P/E trung bình của các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành. Kế tiếp, chấm điểm các doanh nghiệp trên bốn chỉ tiêu tài chính.
Theo danh sách “100 công ty đại chúng lớn nhất” do Forbes Việt Nam công bố, ngành Dầu khí đứng thứ 2 về số lượng doanh nghiệp với 10 cái tên lọt vào danh sách.
Cụ thể, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đứng vị trí thứ 6; Công ty Cổ phần Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) – xếp thứ 18; Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) – thứ 27; Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) – thứ 39; Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PV OIL) – thứ 41; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo) – thứ 68; Công ty Cổ phần PVI – thứ 76; Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) – thứ 80; Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) – thứ 90; Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) - thứ 93.
Trong bảng thống kê của Forbes Việt Nam, sàn HSX có 65 đại diện, UPCoM có 23 đại diện, HNX có 7 đại diện, còn lại là các doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết.
Các doanh nghiệp Việt Nam từng xuất hiện trong danh sách Global 2000 của Forbes (Mỹ) như Vietcombank, BIDV, VietinBank, Vingroup chia nhau các vị trí dẫn đầu của danh sách.
Đặc biệt, Top 10 ghi nhận dấu ấn của khối doanh nghiệp tư nhân khi chiếm đến 5/10 vị trí. Với đặc thù ngành, lĩnh vực ngân hàng chiếm tỷ lệ áp đảo với 22 đại diện, trong đó có 6 vị trí nằm trong top 10.
Trong danh sách, Petrolimex là quán quân về doanh thu với 8,35 tỷ USD, trong khi Vietcombank quán quân về lợi nhuận sau thuế với 636 triệu USD. Với 57 tỷ USD, ngân hàng BIDV giữ vị trí quán quân về tổng tài sản và Vingroup dẫn đầu về vốn hóa với giá trị xấp xỉ 16,5 tỷ USD (theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất 2018).
Các tin, bài viết khác
-
Shophouse sinh lời cao nhờ tiện ích hoàn thiện của Gem Sky World
-
“Bảo hiểm Lifestyle” – Cách giới thượng lưu tận hưởng trọn vẹn cuộc sống mỗi ngày
-
Dai-ichi Life Việt Nam đạt danh hiệu “Top 10 Sản phẩm Vàng – Dịch vụ Vàng Việt Nam 2020”
-
Đến Lễ hội Tết Việt, thưởng thức nước mắm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông
-
PVN-PV GAS ủng hộ 3 tỷ đồng cho “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” của Bộ Quốc phòng tại Live concert “Tổ quốc tôi yêu”
-
Rex Hotel Saigon được bình chọn nhận Giải thưởng Thương Hiệu Vàng TPHCM năm 2020
-
CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông hội cùng Tết Việt sum vầy
-
XSKT Sóc Trăng nộp ngân sách hơn 1.370 tỷ đồng
-
Dáng dấp những tòa cao ốc Sài Gòn được tái hiện trên sâu khấu Dạ tiệc Ngôi Sao
-
Bất động sản Đà Nẵng khởi sắc về phân khúc nhà ở thấp tầng hạng sang