Thể hiện năng lực và trách nhiệm khi giải trình

Theo dõi truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này, tôi thấy Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thể hiện là một người rất quyết đoán, điều hành mạch lạc. Sự dí dỏm của ông cũng làm dịu bớt sự khô khan nơi nghị trường.

Theo dõi truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần này, tôi thấy Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thể hiện là một người rất quyết đoán, điều hành mạch lạc. Sự dí dỏm của ông cũng làm dịu bớt sự khô khan nơi nghị trường.

Chủ tịch Quốc hội đã thẳng thắn yêu cầu các đại biểu Quốc hội khi chất vấn nên đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, cũng như nhiều lần yêu cầu các bộ trưởng không giải trình vòng vo mà đi vào đúng nội dung đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Chính do sự điều hành chất vấn của Quốc hội một cách khoa học đã làm cho các phiên chất vấn trong kỳ họp này có hiệu quả cao.

Nghe chất vấn về vấn đề thủy điện, tôi thấy các đại biểu Quốc hội nói giùm tiếng nói của chính tôi. Những vấn đề đặt ra đầy bản lĩnh, không né tránh, rất trí tuệ, đau đáu nỗi trăn trở về chuyện quốc kế dân sinh. Tôi mong rằng các đại biểu ghi nhớ thật kỹ những gì mình chất vấn ngày hôm nay và những nội dung các bộ trưởng đã giải trình, cam kết, để theo dõi, giám sát việc thực hiện. Đến khi xét bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng, các đại biểu Quốc hội sẽ có đủ cơ sở và căn cứ để xét có tín nhiệm hay không. Với xu thế hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội ngày càng thực chất hơn, nghiêm túc hơn, các bộ trưởng sẽ bộc lộ rõ trình độ năng lực và trách nhiệm của mình khi trình bày giải trình. Không thể tiếp diễn cách nói chung chung, hứa chung chung như “đang nghiên cứu”, “để quên báo cáo ở nhà”, “sẽ quan tâm”, “cần đánh giá thêm” rồi... cứ để đó. Cử tri ngày càng đòi hỏi cao hơn về hành động thực sự, hiệu quả và thiết thực của các vị bộ trưởng.

LÊ THỊ THỦY (Đại học Duy Tân, Đà Nẵng)

  • Không thể trả lời chung chung

Thủy điện là một trong nhiều vấn đề làm nóng nghị trường. Quốc hội những ngày qua. Xem truyền hình trực tiếp Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn, tôi không hài lòng. Nếu như Bộ trưởng muốn tiếp tục khẳng định sự an toàn của công trình Sông Tranh 2, bất chấp sự lo lắng của hàng vạn người dân vùng hạ lưu thì không thể trả lời một cách né tránh, chung chung và không rõ địa chỉ trách nhiệm cụ thể.

Còn nhớ, tại kỳ họp Quốc hội trước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói việc thủy điện Sông Tranh rò rỉ nước chỉ là “hiện tượng thấm nước”, không phải “sự cố”. Dư luận thắc mắc: Với lượng nước thấm hơn 70 lít/giây, liệu có đập thủy điện nào thấm như vậy? Nếu vỡ đập, ai sẽ chịu trách nhiệm? Và bây giờ câu hỏi “Nếu vỡ đập, ai sẽ chịu trách nhiệm?” lại được đặt ra trong nghị trường. Tôi hiểu được sự bức xúc của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) khi đi tiếp xúc cử tri, ông chứng kiến dân không thể ngủ yên giấc vì quá lo lắng.

Thiệt hại khôn lường nếu sự cố vỡ đập xảy ra. Nếu đập vỡ thì dân chạy đâu? Phải xác định rõ trách nhiệm, quy trách nhiệm trước dân chứ không thể đưa ra một lời hứa để chịu trách nhiệm với hàng vạn sinh mạng người dân được. Giả sử nếu vỡ đập Sông Tranh 2 thì chỉ vài người mất chức, nặng nhất là đi tù vài năm. Nhưng tính mạng và tài sản của hàng vạn người dân dưới chân đập không có gì bù đắp nổi.

LÊ THIÊN NGÂN (Tân Phú, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục