Tiết kiệm để phòng chống Covid-19

Tình hình dịch Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp nhiều nơi trên thế giới, nhất là các nước láng giềng với ta. Việt Nam tuy đã khống chế dịch Covid-19, nhưng rất khó dự đoán chính xác khi nào mới hết dịch hoàn toàn. Để đối phó dịch bệnh, các địa phương cần nâng cao cảnh giác và có nhiều biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch lây lan. 

Bên cạnh đó, một nhiệm vụ rất quan trọng là phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Bởi vì, nếu để xảy ra đứt gãy kinh tế, sản xuất đình đốn, ngưng trệ và dẫn đến suy thoái kinh tế thì hậu quả xã hội sẽ khó lường. Suy thoái kinh tế không những ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước mà còn gây bất ổn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, nhất là người nghèo.  

Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, một mặt phát triển kinh tế, mặt khác phải cấp bách tiết kiệm nguồn lực, giảm tối đa các khoản chi chưa cần thiết. Mặt khác, cần hạn chế những hoạt động như hội họp, mua sắm, xây dựng... chưa cần thiết, dành nguồn lực dự phòng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn. 

Thực tế hiện nay, một số địa phương đang yêu cầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện việc giảm chi, giảm ngân sách chi thường xuyên, chi đặc thù đối với những hoạt động chưa thật sự cần thiết như tổ chức hội nghị, hội thảo, truyền thông, đi công tác... Điều này nhằm đảm bảo nguồn lực chi cho các nhiệm vụ cấp bách hơn như công tác phòng chống dịch, đầu tư công, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, chi trực tiếp phục vụ cho con người.

Tin cùng chuyên mục