Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, một quốc gia muốn đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, thì một trong những điều kiện về tài chính là tỷ lệ chi phí y tế từ tiền túi của hộ gia đình phải dưới 30%.
Theo kết quả nghiên cứu được Trường Đại học Y tế công cộng công bố, có 2,3% hộ gia đình Việt (tương đương 550.000 hộ) đang gặp phải tình trạng chi phí y tế chiếm bằng hoặc trên 40% khả năng chi trả và điều này khiến khoảng 400.000 hộ bị… nghèo đi sau khi trả chi phí y tế. Đối với người dân ở những nước nghèo, bệnh tật và nhất là bệnh hiểm nghèo như ung thư chẳng hạn, thường khiến họ rơi vào cảnh nghèo đói do chi phí chữa trị bệnh này rất cao và điều trị trong thời gian dài.
Do vậy, việc VN Pharma nhập thuốc chữa trị ung thư lừa đảo người tiêu dùng là điều không thể chấp nhận được. Đây là bằng chứng cho thấy những người có liên quan đã vượt qua lằn ranh cuối cùng của đạo đức xã hội, của đạo làm người, khi trục lợi trên bệnh tật của con người. Trong bất cứ xã hội nào, mọi người đều phải tôn trọng các chuẩn mực đạo đức một cách tối đa, trong đó đặc biệt là ở hai lĩnh vực y tế và giáo dục. Bởi, một ngành thì quyết định đến mạng sống của con người, còn ngành giáo dục thì uốn nắn và đào tạo để con người sống được trong xã hội với tư cách là một con người. Nếu những người tham gia 2 lĩnh vực này không còn biết tôn trọng những chuẩn mực đạo đức của xã hội thì xã hội sẽ rơi vào thảm họa.
Các tin, bài viết khác
-
Giám đốc Sở VH-TT Bình Định có lạm quyền?
-
Nên tăng mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân
-
Xe công nghệ nhập nhèm giá cước dịch vụ
-
Chưa được thanh toán chi phí mai táng
-
Không quá muộn nếu cùng chung tay bảo vệ trẻ em
-
Tránh lạm quyền trong phòng chống dịch
-
Lợi ích từ bảo hiểm xã hội tự nguyện
-
Hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn nhà giá rẻ
-
Xây nhà lấn hẻm
-
Xử lý nghiêm hành vi buộc “thế chấp” hình ảnh khiêu dâm