Tuy nhiên, nhà trường cũng như phụ huynh vẫn chưa chú trọng trang bị cho trẻ kỹ năng tự vệ, mà chỉ chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng để trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn, như kỹ năng giao tiếp, thích nghi và khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, kỹ năng làm việc đội nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề... Nhiều phụ huynh và thầy cô giáo rất ngại đụng chạm đến vấn đề giới tính cũng như sinh lý trẻ em, bởi quan niệm những điều này không bày cũng biết. Do vậy, các em mới lớn không được trang bị một cách đầy đủ những hiểu biết về biện pháp ứng xử, giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Khi trẻ em chưa đủ khả năng tự vệ thì phụ huynh và nhà trường cần quan tâm dạy trẻ phòng tránh những rủi ro có thể xảy đến trong từng tình huống cụ thể. Cần chú ý dạy cho trẻ biết xử lý các tình huống như: nếu lạc đường, sẽ tìm đến ai để hỏi; nếu có người lạ đụng chạm vào thân thể mình, sẽ phải làm gì; nếu bị ai bắt nạt, sẽ kêu cứu như thế nào; khi ở nhà một mình, phải làm gì; đến những nơi vắng vẻ, phải làm sao... Những bài học đơn giản như thế sẽ giúp trẻ có thể ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp. Bên cạnh đó, hàng ngày cha mẹ hãy cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói gì, làm gì khi ở trong các hoàn cảnh khó khăn (lúc lạc đường, khi bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình và có sự cố xảy ra…). Ngoài ra, từ những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên ti vi, báo chí, đều có thể biến thành bài học chia sẻ với trẻ, giúp trẻ hiểu trong tình huống đó nên làm gì, vì sao lại bị như thế…
Những nguy hiểm, sự cố bao giờ cũng đến bất ngờ, không lường được trước, do đó nếu có được nền tảng và trang bị tốt các kỹ năng để ứng phó, xử lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra cho mình.
Khi trẻ em chưa đủ khả năng tự vệ thì phụ huynh và nhà trường cần quan tâm dạy trẻ phòng tránh những rủi ro có thể xảy đến trong từng tình huống cụ thể. Cần chú ý dạy cho trẻ biết xử lý các tình huống như: nếu lạc đường, sẽ tìm đến ai để hỏi; nếu có người lạ đụng chạm vào thân thể mình, sẽ phải làm gì; nếu bị ai bắt nạt, sẽ kêu cứu như thế nào; khi ở nhà một mình, phải làm gì; đến những nơi vắng vẻ, phải làm sao... Những bài học đơn giản như thế sẽ giúp trẻ có thể ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp. Bên cạnh đó, hàng ngày cha mẹ hãy cùng con chơi những trò chơi tình huống, đố con nói gì, làm gì khi ở trong các hoàn cảnh khó khăn (lúc lạc đường, khi bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình và có sự cố xảy ra…). Ngoài ra, từ những câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên ti vi, báo chí, đều có thể biến thành bài học chia sẻ với trẻ, giúp trẻ hiểu trong tình huống đó nên làm gì, vì sao lại bị như thế…
Những nguy hiểm, sự cố bao giờ cũng đến bất ngờ, không lường được trước, do đó nếu có được nền tảng và trang bị tốt các kỹ năng để ứng phó, xử lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra cho mình.