TS Dương Như Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật: Tăng tỷ giá USD để hỗ trợ nền kinh tế nội địa

Trước làn sóng giá USD tăng kịch trần và các đồng ngoại tệ khác như EUR, đồng bảng Anh đều tăng giá, dư luận đang lo lắng việc tăng giá này sẽ tác động đến nền kinh tế trong nước. Đặc biệt, giữa lúc Việt Nam luôn nhập siêu, nếu đồng ngoại tệ tăng thì giá phải trả cho hàng nhập khẩu sẽ tăng, các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn… Để giải tỏa vấn đề này, PV Báo SGGP đã trao đổi với TS Dương Như Hùng (ảnh), Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, xung quanh việc đồng ngoại tệ tăng giá và tác động của nó đến nền kinh tế.
TS Dương Như Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật: Tăng tỷ giá USD để hỗ trợ nền kinh tế nội địa

Trước làn sóng giá USD tăng kịch trần và các đồng ngoại tệ khác như EUR, đồng bảng Anh đều tăng giá, dư luận đang lo lắng việc tăng giá này sẽ tác động đến nền kinh tế trong nước. Đặc biệt, giữa lúc Việt Nam luôn nhập siêu, nếu đồng ngoại tệ tăng thì giá phải trả cho hàng nhập khẩu sẽ tăng, các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn… Để giải tỏa vấn đề này, PV Báo SGGP đã trao đổi với TS Dương Như Hùng (ảnh), Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, xung quanh việc đồng ngoại tệ tăng giá và tác động của nó đến nền kinh tế.

Tăng tỷ giá để tránh bùng nổ giá chợ đen

* PV: Hiện nay giá đồng USD trong nước tăng kịch trần, giá các đồng bảng Anh, EUR cũng tăng, việc tăng giá này có tạo áp lực cho nền kinh tế Việt Nam không, thưa ông?

* TS Dương Như Hùng: Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 1% thì tỷ giá mua, giá bán USD tại các ngân hàng đều tăng. Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN lần này góp phần giải tỏa áp lực đối với VND vì trong nhiều tuần gần đây, tỷ giá luôn ở mức cao, gần hoặc đụng trần. Nếu không điều chỉnh tỷ giá thì áp lực đối với VND sẽ làm cho thị trường chợ đen phát triển hơn và nhiều công ty gặp khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ. Đương nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá lần này vẫn có một số ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế.

* Trước tình hình Việt Nam nhập siêu tăng cao (4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 3 tỷ USD) mà giá USD tăng, sẽ tác động như thế nào đến các giao dịch nhập khẩu nguyên phụ liệu của doanh nghiệp?

* Giá USD tăng có nghĩa doanh nghiệp trong nước muốn nhập khẩu phải bỏ ra chi phí để mua đồng USD cao hơn để thanh toán, do hàng nhập khẩu phải thanh toán bằng ngoại tệ. Điều đó có nghĩa, các sản phẩm nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn, sẽ kém cạnh tranh hơn so với sản phẩm làm trong nước. Như vậy, xuất khẩu sẽ được hỗ trợ và nhập khẩu sẽ gặp nhiều áp lực hơn, giúp cải thiện cán cân giao dịch thương mại và giảm áp lực nhập siêu mà chúng ta gặp phải trong 4 tháng đầu năm. Việc hạ giá VND tuy có ảnh hưởng tích cực, nhưng mức độ ảnh hưởng có lẽ không lớn vì mức giảm nhỏ, chỉ 1%, trong khi tỷ giá của một số ngoại tệ trong khu vực như Indonesia và Malaysia lần lượt giảm tới 5,7% và 2,9%.

* Dẫu vậy, nhưng một khi giá USD tăng lên, có nghĩa chúng ta sẽ nhập hàng giá cao hơn so với trước và sẽ làm cho giá cả hàng hóa trong nước tăng theo?

* Vì nhiều sản phẩm nội địa sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu nên giá thành của nhiều sản phẩm trong nước cũng sẽ tăng, nhưng chỉ tăng ở mức độ nhẹ. Với việc tăng giá thành ở cả 2 loại sản phẩm nên ta có thể kỳ vọng giá bán nói chung sẽ tăng, dẫn đến tăng áp lực lạm phát. Tuy nhiên, áp lực lạm phát năm 2015 không nghiêm trọng vì mức độ điều chỉnh tỷ giá chỉ là 1% và tỷ lệ lạm phát hiện nay đang ở mức thấp.

Công ty FDI sẽ thuận lợi

* Tỷ giá USD tăng thì các công ty trong nước phải mua đồng USD để thanh toán với chi phí cao hơn, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì không phải chịu áp lực tỷ giá. Như vậy, có nghĩa doanh nghiệp nội địa không thuận lợi so với các công ty FDI khi giá ngoại tệ tăng?

* Những công ty vay nợ bằng USD nhưng sản xuất hàng chủ yếu phục vụ thị trường trong nước sẽ gặp nhiều áp lực hơn, vì số nợ quy bằng VND sẽ nhiều hơn. Còn các công ty FDI nhắm vào thị trường xuất khẩu nói chung sẽ hưởng lợi nhiều hơn.

* Vậy có nghĩa thị trường du lịch cũng sẽ gặp bất lợi?

* Thị trường du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) sẽ hưởng lợi vì chi phí ở Việt Nam rẻ hơn trong mắt khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sẽ đắt đỏ hơn cho người Việt Nam đi du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài.

* Quay lại vấn đề chính, dư luận cho rằng, giá ngoại tệ tăng như thế cho thấy xu hướng phát triển, nền kinh tế thế giới đang vực dậy, ông nghĩ sao?

* Thật ra giá ngoại tệ tăng là do nguyên nhân nội tại của Việt Nam. Các áp lực tăng giá như đã nói ở trên: nhập siêu 4 tháng đầu năm, tiền của một số quốc gia trong khu vực hạ giá so với USD (sản phẩm của Việt Nam sẽ bất lợi hơn so với sản phẩm của họ)…

* Thật ra, vấn đề chính mà người dân đang quan tâm là khi đồng ngoại tệ tăng sẽ làm “mất giá” đồng Việt Nam?

* Đồng ngoại tệ tăng đồng nghĩa với mất giá VND vì sẽ mất nhiều tiền đồng để mua một đồng ngoại tệ. Tuy nhiên, “mất giá” không có nghĩa là xấu. Trong trường hợp này “mất giá” là cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế nội địa.

* Xin cảm ơn ông!

HÀN NI (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục