Về phương thuốc cổ truyền trừ ho hiệu nghiệm

Về phương thuốc cổ truyền trừ ho hiệu nghiệm

Kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc về phương thuốc cổ truyền trị ho “Xuyên bối tỳ bà cao” với lịch sử hơn 300 năm. Phương thuốc kết hợp nhiều dược liệu quý, theo bố cục hoàn chỉnh của một bài thuốc y học cổ truyền. Chúng tôi đã hệ thống lại đặc điểm tính vị, quy kinh, tác dụng của từng vị thuốc, làm cơ sở cho việc phân tích công dụng của phương thuốc. Trong kỳ này, chúng tôi tiếp tục đề cập tới phương thuốc này, nhưng theo hướng tiếp cận khác. Đó là việc nghiên cứu kết cấu phương thuốc theo lí luận của y học cổ truyền. Qua đó, giúp độc giả hiểu hơn về một phương thuốc quý trị ho đã được gìn giữ và ứng dụng hàng trăm năm nay.

Xuyên bối tỳ bà cao là phương thuốc kết hợp nhiều dược liệu khác nhau, theo bố cục hoàn chỉnh của một bài thuốc y học cổ truyền. Đó là kết cấu Quân – Thần – Tá – Sứ, phân định vai trò chính – yếu của các vị thuốc, tương tự thứ bậc, vai trò của Vua – Tôi – Quần – Thần trong triều đình. Xem việc trị bệnh cũng như việc trị nước, cần có sự phối hợp các vị thuốc theo một tôn ti trật tự nhất định, có sự gánh vác, bổ trợ lẫn nhau để cùng đạt tới công năng chung.

Vị Quân: Là vị thuốc quyết định công năng chính của phương thuốc, tương tự như Vua, đứng đầu triều đình, quyết định vận mạng của quốc gia, dân tộc. Trong bài thuốc cổ truyền, thường chỉ có một vị thuốc đóng vai trò làm quân, có dược tính mạnh và thường có hàm lượng cao nhất trong phương thuốc.

Trong Xuyên bối tỳ bà cao, Xuyên bối mẫu là vị Quân. Vị này có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, vào 2 kinh tâm, phế, có tác dụng nhuận tâm phế, hóa đờm, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc, tán kết. Được dùng làm thuốc chữa ho lao, ho đờm, ho gà, viêm họng, viêm amidan, ung nhọt ở phổi, thổ huyết,… Đây là một dược liệu quý và khá đắt tiền. Chữ “Bối mẫu” xuất phát từ ý nghĩa quý như bảo bối của người mẹ, được sử dụng làm phương thuốc trừ ho cho các thai phụ và bà mẹ cho con bú. Ngoài ra, còn được xem là bảo bối trừ ho trong mỗi gia đình Trung Hoa thời xưa, gọi là “Cấp cứu phương”.

Vị Thần: Là vị thuốc có tác dụng mạnh thứ 2 sau vị Quân. Tương tự như thần phò tá Vua, giải quyết các công việc triều chính, vị Thần trong phương thuốc có vai trò hỗ trợ tác dụng cho vị Quân, cùng làm mạnh thêm công hiệu trị bệnh của phương thuốc. Trong phương thuốc này, Tỳ bà diệp đóng vai trò làm vị Thần.Vị thuốc này có tác dụng thanh phế, hòa vị, giáng khí, hóa đờm, được đông y sử dụng trong các trường hợp ho, viêm họng, viêm phế quản mạn tính…

Vị Tá: Giúp việc cho Thần lại có tướng tá ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị Tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung. Các vị này gồm: Cát cánh, bán hạ có tác dụng làm loãng đờm, nhờ đó giúp đờm dễ được đẩy ra ngoài; Trần bì, gừng tươi, bạc hà chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm; Khổ hạnh nhân ức chế trung tâm gây ho, làm giảm phản xạ ho; Viễn chí có tác dụng an thần, giảm ho, làm loãng đờm, giảm đau, kháng khuẩn; Qua lâu nhân giúp giảm đau, long đờm, chống viêm; Sa sâm, phục linh, ngũ vị tử là các vị thuốc giúp bổ phế, tỳ, vị, phát huy công hiệu vừa trị bệnh, vừa bổ dưỡng để cải thiện phần gốc của bệnh theo quan điểm đông y.

Vị Sứ là Cam thảo, có tác dụng dẫn thuốc, điều vị, giúp phương thuốc giảm được vị đắng và dễ uống. Trong đông y, cam thảo cũng là vị thuốc giúp long đờm, giảm ho, chống viêm.

Việc kết hợp các vị thuốc theo bố cục Quân – Thần – Tá – Sứ, cũng như sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tính vị, tính khí, công năng của các vị thuốc, đã tạo nên một phương thuốc đông y hoàn chỉnh. Trong đó, một mặt, khích lệ được sự hiệp đồng tác dụng của các vị thuốc, làm cho phương thuốc phát huy được công hiệu mạnh mẽ. Mặt khác, điều hòa được tính vị, tạo ra sự cân bằng âm dương cần thiết, thể hiện được sự vận dụng triệt để các học thuyết ngũ hành, tạng tượng trong trị bệnh theo lí luận của y học cổ truyền.

Chính nhờ điều này, Xuyên bối tỳ bà cao đã chứng tỏ là một phương thuốc trừ ho hiệu nghiệm, được sử dụng hàng trăm năm qua, để chữa trị nhiều chứng ho khác nhau. Phương thuốc đã được tiêu chuẩn hóa về chất lượng. Trên cơ sở đó, được đưa vào Dược điển Trung Quốc và hệ thống trong nhiều bộ sách về y học cổ truyền như Trung dược đại từ điển, Thường dụng thảo dược trị liệu thủ sách…

Vốn có xuất xứ từ Trung Quốc, song nhờ có sự giao lưu, tiếp thu, học hỏi trong lĩnh vực y học cổ truyền, các thầy thuốc Việt Nam đã du nhập phương thuốc này, và vận dụng một cách linh hoạt, sao cho phù hợp với đặc điểm khí hậu, văn hóa, phong tục, kinh nghiệm chữa bệnh của người Việt Nam.

Đáng chú ý nhất là việc gia thêm các vị thuốc dân gian Việt Nam như ô mai, vỏ quýt, mật ong, đã làm mạnh thêm công năng Bổ phế, trừ ho, hóa đàm. Nhờ đó, điều trị hiệu quả các chứng ho thường gặp, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do dị ứng thời tiết, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, ho tái đi tái lại do viêm họng, viêm phế quản…

Số PTNHSĐKQC 1228/06/QLD-TT

Số PTNHSĐKQC 1228/06/QLD-TT

Tin cùng chuyên mục