Về quê lập nghiệp

Thoạt nhìn, Kamiyama cũng giống như những thị trấn yên bình và tĩnh lặng khác tại Nhật Bản. Đường phố không có nhiều cửa hàng, trạm xăng thưa thớt và trên những cánh đồng lúa chỉ có người cao tuổi lúi húi làm việc. Nhưng khi đi sâu vào thị trấn, bạn không khỏi bất ngờ vì những hình ảnh tưởng chừng như chỉ có tại các thành phố lớn: thanh niên đang làm việc hăng say tại các cửa hàng thực phẩm, các công ty tư vấn và cả những công ty công nghệ.

Thoạt nhìn, Kamiyama cũng giống như những thị trấn yên bình và tĩnh lặng khác tại Nhật Bản. Đường phố không có nhiều cửa hàng, trạm xăng thưa thớt và trên những cánh đồng lúa chỉ có người cao tuổi lúi húi làm việc. Nhưng khi đi sâu vào thị trấn, bạn không khỏi bất ngờ vì những hình ảnh tưởng chừng như chỉ có tại các thành phố lớn: thanh niên đang làm việc hăng say tại các cửa hàng thực phẩm, các công ty tư vấn và cả những công ty công nghệ.

Theo Washington Post, xu hướng chọn làng quê làm nơi lập nghiệp đã giúp hồi sinh lại Kamiyama và những thị trấn khác tại Nhật Bản - nơi tỷ lệ dân số trẻ đang giảm xuống mức báo động. Hiện nay, dân số của Kamiyama chỉ còn 6.000 người, giảm mạnh so với con số 21.000 người trong năm 1955. Những người trẻ, trong số đó có các tình nguyện viên đã xuống từng ngôi làng, thị trấn và quyết định bám trụ dù biết trước sẽ gặp không ít khó khăn. Ở làng Iketani tại Niigata, khu vực từng chịu nhiều tổn thất từ những trận động đất hơn thập kỷ trước đang đón luồng gió mới từ các tình nguyện viên trẻ. Họ thiết lập những chương trình du lịch sinh thái và thu hút được sự quan tâm của khá nhiều du khách. Và chuyện tương tự đang diễn ra ở Amacho, hơn 300 người đã đổ về khu vực trên để mở các doanh nghiệp mới ở các lĩnh vực giáo dục và sản xuất. 


Câu chuyện dân số ngày càng già hóa của Nhật Bản luôn là thách thức không nhỏ cho nền kinh tế của nước này và cũng là hiện trạng báo động khi nhiều vùng nông thôn không có bóng người trẻ trong làng. Theo ước tính, những người từ 65 tuổi trở lên tại Nhật Bản có thể chiếm tới gần 40% trong tổng dân số vào năm 2060. Một vấn đề đáng quan tâm hơn là tỷ lệ dân số đang tập trung nhiều tại các thành phố lớn. Tokyo đang có số dân vượt quá 38 triệu người trong khi ở khu vực làng quê dân số rất thưa thớt.

Trở lại câu chuyện ở Kamiyama, sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011, một số doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng một trong những việc cần thiết là xây dựng các công ty vệ tinh để phòng tránh rủi ro về sau. Chi phí hoạt động tại các thành phố lớn thường rất đắt đỏ nhưng tại các khu vực nông thôn thì chi phí này không còn là vấn đề lớn. Đây chính là lý do mà anh Testsu Sumita quyết định mở văn phòng vệ tinh của Công ty công nghệ Plat-Ease ở Kamiyama từ năm 2013 dù đã có văn phòng ở Tokyo. Testsu Sumita cũng dời về đây sinh sống. Anh cho biết cuộc sống tại Kamiyama rất dễ chịu. Tại Tokyo, Sumita sống trong một chung cư cao tầng và hầu như không biết mặt hàng xóm. Còn ở Kamiyama, không khí trong lành, người dân thân thiện và chi phí sinh hoạt rất rẻ. Plat-Ease ở Kamiyama có 20 nhân viên làm việc. Thời gian tới, anh Sumita sẽ tuyển thêm 10 người mới.

Còn như anh Luka Shiota, sau thời gian làm việc tại Osaka, anh đã đến Kamiyama mở một cửa hàng pizza hữu cơ (pizza organic) và đem vợ cùng các con về đây sinh sống. Shiota cũng không ngờ công việc kinh doanh tại đây gặp nhiều thuận lợi. Do không có nhiều cạnh tranh nên cửa hàng của Shiota lúc nào cũng đầy ắp khách hàng, phần đông là các nhân viên đang đổ về Kamiyama làm việc. Có lẽ họ đều nhận ra rằng, lập nghiệp ở những vùng nông thôn Nhật có lẽ thực ra không vấp phải nhiều khó khăn như những định kiến ban đầu.

THANH HẰNG  

Tin cùng chuyên mục