Vì sao nghêu nuôi bị chết?

Đúng là như báo SGGP thông tin trong số báo ra ngày 25-3-2013, “vì nắng nóng, độ mặn cao và môi trường ô nhiễm nên tại ĐBSCL nghêu chết hàng loạt”. Ai đã từng nuôi nghêu, nếu để ý sẽ thấy nghêu thường bị chết hàng loạt vào lúc giao mùa, tức là vào thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mưa và ngược lại. Thời điểm này dân nuôi nghêu gọi là “đồng chung” có nghĩa giao thời giữa mùa gió Nam (mưa) sang mùa gió chướng (nắng) và ngược lại từ mùa gió chướng sang mùa gió Nam. Cụ thể như hiện giờ là giao thời giữa mùa nắng nóng và mùa mưa, nước ngọt trên nguồn cạn kiệt không còn để đổ ra biển, có chăng chỉ là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nên biển nhiễm mặn cao, dễ bị ô nhiễm nước thải. Trời nắng nóng oi bức ít gió, triều cường yếu, nước “lình xình” không chảy không cạn (ít trao đổi khí, thiếu oxy), dân gian gọi lúc này là tháng “nực rong”. Thời điểm này người ta còn bị bệnh huống chi nghêu!

Đúng là như báo SGGP thông tin trong số báo ra ngày 25-3-2013, “vì nắng nóng, độ mặn cao và môi trường ô nhiễm nên tại ĐBSCL nghêu chết hàng loạt”. Ai đã từng nuôi nghêu, nếu để ý sẽ thấy nghêu thường bị chết hàng loạt vào lúc giao mùa, tức là vào thời điểm chuyển từ mùa nắng sang mưa và ngược lại. Thời điểm này dân nuôi nghêu gọi là “đồng chung” có nghĩa giao thời giữa mùa gió Nam (mưa) sang mùa gió chướng (nắng) và ngược lại từ mùa gió chướng sang mùa gió Nam. Cụ thể như hiện giờ là giao thời giữa mùa nắng nóng và mùa mưa, nước ngọt trên nguồn cạn kiệt không còn để đổ ra biển, có chăng chỉ là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nên biển nhiễm mặn cao, dễ bị ô nhiễm nước thải. Trời nắng nóng oi bức ít gió, triều cường yếu, nước “lình xình” không chảy không cạn (ít trao đổi khí, thiếu oxy), dân gian gọi lúc này là tháng “nực rong”. Thời điểm này người ta còn bị bệnh huống chi nghêu!

Nắng sang mưa là như thế, còn ngược lại từ mưa sang nắng thì trời lại lạnh, độ mặn thấp và ô nhiễm nước thải ở mùa này được thay thế bằng dòng nước mà theo dân gian thường gọi là nước “đông ken” hôi tanh làm ngứa ngáy khó chịu và theo các nhà khoa học cho biết trong đó có các loài rong, tảo độc hại, cũng làm nghêu chết!

Trên đây chỉ là hiểu biết do kinh nghiệm lượm lặt được ít ỏi của người nông dân như tôi, có thể còn thiếu sót. Rất mong các ngành chức năng, các nhà khoa học, nông học nghiên cứu, giải thích cho biết: Vì sao trong 4 năm gần đây, chỉ duy nhất năm 2012 nghêu không chết? Còn các năm 2010, 2011, 2013 thì nghêu chết như bài báo đã cho biết. Mỗi năm có hai thời điểm làm nghêu nuôi bị chết; một mùa nghêu phải nuôi trong vòng 2 năm, tức là phải chịu 4 lần thiệt hại thì làm sao người nuôi nghêu tránh được cảnh nợ nần chồng chất? 

NGUYỄN ĐẮC NGHĨA
(Cần Thạnh, Cần Giờ, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục