Nguyễn Công Trứ với triết lý nhập thế, trách nhiệm xã hội

Triết lý rèn kẻ sĩ

Kỷ niệm 230 năm ngày sinh và 150 năm ngày mất của danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778-1858), Đại học Quốc gia Hà Nội và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo khoa học “Danh nhân Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời và sự nghiệp”.

           Tư tưởng cách tân

Gần 40 tham luận tham gia hội thảo lần này, trong đó phần lớn tập trung làm rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ. Có những tham luận đi sâu khơi bật vào từng vấn đề, có những góc nhìn khá mới.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Liệu đi sâu nghiên cứu về “Nguyễn Công Trứ-nhà khẩn hoang tài giỏi bậc nhất của Việt Nam thế kỷ XIX”. Nguyễn Công Trứ đã có cái nhìn rất thấu suốt so với thời bấy giờ khi cho rằng việc khai hoang sẽ khắc phục tình trạng “đất có thể gieo trồng còn bỏ hoang nhiều”, “đất có màu mỡ… mà chưa khai khẩn hết”, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, làm cho “nguồn tự nhiên lưu truyền mãi mãi”.

Các địa điểm khai hoang do Nguyễn Công Trứ đề ra khá phong phú: nhiều nơi thuộc vùng rừng núi (Tuyên Quang), nhiều nơi thuộc hải đảo (Chàng Sơn), nhiều nơi thuộc vùng ven biển (Thái Bình, Ninh Bình)…

Việc khai hoang đã thu hút hàng vạn nông dân lưu tán, binh lính, tù phạm về với ruộng đồng. Ông chủ trương nhà nước cấp cho người khai hoang trâu bò, nông cụ, nhà ở và lương thực 6 tháng ăn…

Nguyễn Công Trứ đề ra chủ trương hiếm thấy trong lịch sử khẩn hoang dưới thời phong kiến: “Người nào khai phá được bao nhiêu mẫu sào đều cho nhận làm tư điền dù nhân công khai hoang là dân nghèo hay quân lính”.

Nguyễn Công Trứ còn xin triều đình khoan hồng cho một số người tham gia cuộc khởi nghĩa do Phan Bá Vành lãnh đạo, thu hút họ vào đạo quân doanh điền ở vùng ven biển trấn Nam Định, Ninh Bình…

Tham luận của TS Nguyễn Thị Phương Chi lại tập trung nêu bật những đóng góp của Nguyễn Công Trứ trên lĩnh vực giáo dục. Đầu tiên là việc ông dạy dân làm ăn. Ông đề nghị dân đi khai khẩn ruộng hoang để không chỉ tạo cho họ có một nghề nghiệp căn bản, mà đối với đất nước có “mối lợi về lâu về dài là vô cùng lớn”.

Việc Nguyễn Công Trứ cho thành lập trường học ở nơi mới lập làng, lập ấp ở một chừng mực nào đấy mang tính cải cách. Ông đề nghị mỗi ấp, làng đều trích ra 8-10 mẫu ruộng làm học điền, đón thầy về dạy học.

Trẻ em từ 8 tuổi bắt đầu được đi học, đến 16 tuổi nếu học được thì gửi lên trường huyện hoặc trấn, phủ học tiếp. Nguyễn Công Trứ còn được coi là có tư tưởng cách tân giáo dục thời bấy giờ, ông đề nghị cho các giáo thụ là tú tài và học thêm rồi tuyển bổ qua các kỳ thi tiếp theo và lấy những cử nhân thay thế, xin cấp thêm tiền và gạo cho từ đốc học đến huấn đạo để họ yên tâm mà chuyên tâm dạy dỗ.

Những người có học vấn được các sĩ tử tin theo thì thăng hàm thăng cấp, người trung bình cho lưu chức nhưng 6 năm sau phải sát hạch lại, ai tài học tầm thường không kham nổi chức thì giáng 1 cấp bắt về hưu.

Triết lý rèn kẻ sĩ

Có những nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ. Như TS Văn Quang Phú nghiên cứu “Nguyễn Công Trứ-nhìn từ một quan điểm triết học”, trong đó có đề cập đến “trò chơi” trong đời Nguyễn Công Trứ.

Trong trò chơi, người ta được phép chọn cho mình các căn cước và vai trò khác nhau và có thể đổi vai khi muốn. Mọi thứ đều mềm dẻo, không cố định, cứng nhắc... Chính vì có những quan niệm mềm dẻo như vậy nên dù khi là quan to Uy Viễn tướng công cũng không lấy đó làm vui, mà khi làm lính cũng chẳng lấy đó làm buồn.

Ông coi mọi thứ đều có quan hệ lẫn nhau và giao thoa với nhau. GS Hoàng Ngọc Hiến dẫn bài “Chơi xuân kẻo hết xuân đi” của Nguyễn Công Trứ và phân tích “Quyền chơi đương nhiên là một bộ phận của “quyền sống” của con người”.

GS Hoàng Ngọc Hiến cũng đi vào phân tích “dáng kiêu” và “cốt kiêu” của Nguyễn Công Trứ, trong đó “cốt kiêu” ở Nguyễn Công Trứ là sự chụm lại của Tài, Tình và Đạo-Nghĩa…

Cũng có những tham luận có góc nhìn khá lạ như tham luận “Phân tích triết lý sống của danh nhân Nguyễn Công Trứ từ quan điểm truyền thông đại chúng nhằm rèn đức “kẻ sĩ” cho nhà báo hiện đại” của PGS-TS Lê Thanh Bình.

Theo phân tích của TS Lê Thanh Bình, triết lý sống của Nguyễn Công Trứ là: nhập thế, trọng nông, trách nhiệm xã hội và chấp sinh. Triết lý chấp sinh là triết lý mang tư tưởng không chủ, không duy, không thiên lệch… mà cân bằng, hài hòa. Chính triết lý này đã giúp Nguyễn Công Trứ vượt qua những khó khăn thường nhật, vướng mắc nơi hoạn lộ, ung dung tự tại nhập thế mà vẫn thể hiện được cái tôi kiểu nhà Nho tài tử.

Từ triết lý nhập thế, trách nhiệm xã hội nên Nguyễn Công Trứ không nề hà việc gì, ngay cả khi tuổi đã 80 nhưng nghe tin quân Pháp tấn công nước nhà ông sẵn sàng xung phong đầu quân ra trận…

Ngoài những tham luận trên còn những tham luận khác đi vào nghiên cứu những vấn đề từ tổng thể đến những khía cạnh nhỏ, như: Danh nhân Nguyễn Công Trứ-nhà kinh tế tài ba, có tư tưởng canh tân đất nước ở nửa đầu thế kỷ XIX (PGS-TS Nguyễn Cảnh Minh), Nguyễn Công Trứ-những chiến công về quân sự (Đại tá Đinh Văn Niêm), Nguyễn Công Trứ-duyên nợ với ca trù (Nhà thơ Ngô Văn Phú), Hàn Nho phong vị phú-một bài phú Nôm đặc sắc (TS Phạm Tuấn Vũ)…

Cuộc hội thảo khép lại nhưng có thêm nhiều vấn đề mới mở ra, cần được tiếp tục nghiên cứu.

Duy Cường

           Tư tưởng cách tân

Gần 40 tham luận tham gia hội thảo lần này, trong đó phần lớn tập trung làm rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ. Có những tham luận đi sâu khơi bật vào từng vấn đề, có những góc nhìn khá mới.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Liệu đi sâu nghiên cứu về “Nguyễn Công Trứ-nhà khẩn hoang tài giỏi bậc nhất của Việt Nam thế kỷ XIX”. Nguyễn Công Trứ đã có cái nhìn rất thấu suốt so với thời bấy giờ khi cho rằng việc khai hoang sẽ khắc phục tình trạng “đất có thể gieo trồng còn bỏ hoang nhiều”, “đất có màu mỡ… mà chưa khai khẩn hết”, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, làm cho “nguồn tự nhiên lưu truyền mãi mãi”.

Các địa điểm khai hoang do Nguyễn Công Trứ đề ra khá phong phú: nhiều nơi thuộc vùng rừng núi (Tuyên Quang), nhiều nơi thuộc hải đảo (Chàng Sơn), nhiều nơi thuộc vùng ven biển (Thái Bình, Ninh Bình)…

Việc khai hoang đã thu hút hàng vạn nông dân lưu tán, binh lính, tù phạm về với ruộng đồng. Ông chủ trương nhà nước cấp cho người khai hoang trâu bò, nông cụ, nhà ở và lương thực 6 tháng ăn…

Nguyễn Công Trứ đề ra chủ trương hiếm thấy trong lịch sử khẩn hoang dưới thời phong kiến: “Người nào khai phá được bao nhiêu mẫu sào đều cho nhận làm tư điền dù nhân công khai hoang là dân nghèo hay quân lính”.

Nguyễn Công Trứ còn xin triều đình khoan hồng cho một số người tham gia cuộc khởi nghĩa do Phan Bá Vành lãnh đạo, thu hút họ vào đạo quân doanh điền ở vùng ven biển trấn Nam Định, Ninh Bình…

Tham luận của TS Nguyễn Thị Phương Chi lại tập trung nêu bật những đóng góp của Nguyễn Công Trứ trên lĩnh vực giáo dục. Đầu tiên là việc ông dạy dân làm ăn. Ông đề nghị dân đi khai khẩn ruộng hoang để không chỉ tạo cho họ có một nghề nghiệp căn bản, mà đối với đất nước có “mối lợi về lâu về dài là vô cùng lớn”.

Việc Nguyễn Công Trứ cho thành lập trường học ở nơi mới lập làng, lập ấp ở một chừng mực nào đấy mang tính cải cách. Ông đề nghị mỗi ấp, làng đều trích ra 8-10 mẫu ruộng làm học điền, đón thầy về dạy học.

Trẻ em từ 8 tuổi bắt đầu được đi học, đến 16 tuổi nếu học được thì gửi lên trường huyện hoặc trấn, phủ học tiếp. Nguyễn Công Trứ còn được coi là có tư tưởng cách tân giáo dục thời bấy giờ, ông đề nghị cho các giáo thụ là tú tài và học thêm rồi tuyển bổ qua các kỳ thi tiếp theo và lấy những cử nhân thay thế, xin cấp thêm tiền và gạo cho từ đốc học đến huấn đạo để họ yên tâm mà chuyên tâm dạy dỗ.

Những người có học vấn được các sĩ tử tin theo thì thăng hàm thăng cấp, người trung bình cho lưu chức nhưng 6 năm sau phải sát hạch lại, ai tài học tầm thường không kham nổi chức thì giáng 1 cấp bắt về hưu.

Triết lý rèn kẻ sĩ

Có những nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Công Trứ. Như TS Văn Quang Phú nghiên cứu “Nguyễn Công Trứ-nhìn từ một quan điểm triết học”, trong đó có đề cập đến “trò chơi” trong đời Nguyễn Công Trứ.

Trong trò chơi, người ta được phép chọn cho mình các căn cước và vai trò khác nhau và có thể đổi vai khi muốn. Mọi thứ đều mềm dẻo, không cố định, cứng nhắc... Chính vì có những quan niệm mềm dẻo như vậy nên dù khi là quan to Uy Viễn tướng công cũng không lấy đó làm vui, mà khi làm lính cũng chẳng lấy đó làm buồn.

Ông coi mọi thứ đều có quan hệ lẫn nhau và giao thoa với nhau. GS Hoàng Ngọc Hiến dẫn bài “Chơi xuân kẻo hết xuân đi” của Nguyễn Công Trứ và phân tích “Quyền chơi đương nhiên là một bộ phận của “quyền sống” của con người”.

GS Hoàng Ngọc Hiến cũng đi vào phân tích “dáng kiêu” và “cốt kiêu” của Nguyễn Công Trứ, trong đó “cốt kiêu” ở Nguyễn Công Trứ là sự chụm lại của Tài, Tình và Đạo-Nghĩa…

Cũng có những tham luận có góc nhìn khá lạ như tham luận “Phân tích triết lý sống của danh nhân Nguyễn Công Trứ từ quan điểm truyền thông đại chúng nhằm rèn đức “kẻ sĩ” cho nhà báo hiện đại” của PGS-TS Lê Thanh Bình.

Theo phân tích của TS Lê Thanh Bình, triết lý sống của Nguyễn Công Trứ là: nhập thế, trọng nông, trách nhiệm xã hội và chấp sinh. Triết lý chấp sinh là triết lý mang tư tưởng không chủ, không duy, không thiên lệch… mà cân bằng, hài hòa. Chính triết lý này đã giúp Nguyễn Công Trứ vượt qua những khó khăn thường nhật, vướng mắc nơi hoạn lộ, ung dung tự tại nhập thế mà vẫn thể hiện được cái tôi kiểu nhà Nho tài tử.

Từ triết lý nhập thế, trách nhiệm xã hội nên Nguyễn Công Trứ không nề hà việc gì, ngay cả khi tuổi đã 80 nhưng nghe tin quân Pháp tấn công nước nhà ông sẵn sàng xung phong đầu quân ra trận…

Ngoài những tham luận trên còn những tham luận khác đi vào nghiên cứu những vấn đề từ tổng thể đến những khía cạnh nhỏ, như: Danh nhân Nguyễn Công Trứ-nhà kinh tế tài ba, có tư tưởng canh tân đất nước ở nửa đầu thế kỷ XIX (PGS-TS Nguyễn Cảnh Minh), Nguyễn Công Trứ-những chiến công về quân sự (Đại tá Đinh Văn Niêm), Nguyễn Công Trứ-duyên nợ với ca trù (Nhà thơ Ngô Văn Phú), Hàn Nho phong vị phú-một bài phú Nôm đặc sắc (TS Phạm Tuấn Vũ)…

Cuộc hội thảo khép lại nhưng có thêm nhiều vấn đề mới mở ra, cần được tiếp tục nghiên cứu.

Duy Cường

Tin cùng chuyên mục