“Đòn bẩy” hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ với tổng kinh phí gần 3,9 triệu USD đã hoàn tất đợt khởi động tại 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam trong tháng 7. Chương trình này mở ra nhiều cơ hội, tạo “đòn bẩy” hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
“Đòn bẩy” hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ với tổng kinh phí gần 3,9 triệu USD đã hoàn tất đợt khởi động tại 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam trong tháng 7. Chương trình này mở ra nhiều cơ hội, tạo “đòn bẩy” hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa xuất khẩu đạt hiệu quả cao.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu rất cần được hỗ trợ nhiều. Ảnh: PHẠM KIM NGÂN

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu rất cần được hỗ trợ nhiều. Ảnh: PHẠM KIM NGÂN

Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại (đơn vị chủ trì thực hiện chương trình), hiện có hơn 90% công ty của Việt Nam là DN nhỏ và vừa, góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, ở lĩnh vực xuất khẩu, sự góp mặt của các doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế do khả năng cạnh tranh thấp. DN trong nước thu hút hơn 50% tổng số lao động và đóng góp khoảng 40% GDP của đất nước. Tính đến thời điểm này, DN nhỏ và vừa đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng so sánh với các nước lân cận có trình độ phát triển tương đương như Thái Lan, Indonesia thì năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam yếu hơn nhiều. Nguyên nhân, do năng lực quản trị kém, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ và kỹ thuật lạc hậu làm giá thành cao mà chất lượng sản phẩm thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao. Chưa kể, trong quá trình hội nhập nếu như trình độ của DN nhỏ và vừa không đủ, không có điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là tham gia vào chuỗi giá trị của các ngành hàng, các DN nhỏ và vừa Việt Nam gặp bất lợi rất lớn và mất đi nhiều cơ hội để phát triển.

Theo chuyên gia kinh tế Thụy Sĩ Alain Chevalier, hiện tại DN Việt đang thiếu khả năng xử lý thông tin về thương mại. Việt Nam có rất nhiều thông tin nhưng họ không biết cách nào để xử lý những thông tin đó để đưa ra chiến lược xuất khẩu dài hạn. Trong khi đó, việc kinh doanh, vấn đề thông tin, dự báo thị trường, tìm kiếm khách hàng là điều quan trọng. Đặc biệt thời gian này, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu việc ký kết Hiệp định tiếp diễn thuận lợi vẫn tạo ra thách thức rất lớn đối với DN Việt Nam.

Trước những bất cập trên, Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” xuất hiện trong thời gian 4 năm (từ 2013 - 2016) sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp cũng như cán bộ quản lý lĩnh vực xuất khẩu có nhiều cơ hội để tiếp cận và tạo đột phá. Cụ thể, mục tiêu chung của chương trình là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các DN nhỏ và vừa Việt Nam. Qua đó, thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu và phát triển các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu này cũng nhằm cụ thể hóa các chính sách của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cho DN.

Theo ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, ngoài các mục tiêu nói trên, chương trình còn nhằm củng cố, nâng cao năng lực cho các trung tâm xúc tiến thương mại địa phương và các tổ chức xúc tiến thương mại khác để hỗ trợ có hiệu quả cho các DN nhỏ và vừa Việt Nam. Cùng với đó, chương trình sẽ hỗ trợ thành lập Hội đồng xuất khẩu quốc gia nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ Chính phủ trong hoạt động giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia. Ngoài ra, chương trình còn tăng cường năng lực hỗ trợ kỹ thuật của cục với vai trò đứng đầu hệ thống xúc tiến thương mại quốc gia, cho các trung tâm xúc tiến thương mại, các tổ chức xúc tiến thương mại và hiệp hội ngành hàng địa phương. Trước mắt, các sản phẩm xuất khẩu ưu tiên sẽ được xác định trong giai đoạn khởi động chương trình trên cơ sở kết quả của báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu vùng. Hiện có 3 ngành hàng là thủ công mỹ nghệ, trái cây và rau sẽ được hỗ trợ thêm để phát triển theo chuỗi giá trị ngành.

THẢO TIÊN

Tin cùng chuyên mục