Hệ thống chùa Khmer có vai trò quan trọng bảo tồn Dù kê Nam bộ

(SGGP).- Hội thảo “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ”, do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức ngày 12-11 tại Trà Vinh với hơn 70 tham luận, góp phần làm rõ hơn quá trình gần 100 năm hình thành, có nguồn gốc xuất xứ từ ĐBSCL (thường gọi là LKhôn Basac - kịch hát vùng sông Hậu) và tính độc đáo của loại hình nghệ thuật kịch hát tổng hợp Dù kê Nam bộ.

(SGGP).- Hội thảo “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ”, do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức ngày 12-11 tại Trà Vinh với hơn 70 tham luận, góp phần làm rõ hơn quá trình gần 100 năm hình thành, có nguồn gốc xuất xứ từ ĐBSCL (thường gọi là LKhôn Basac - kịch hát vùng sông Hậu) và tính độc đáo của loại hình nghệ thuật kịch hát tổng hợp Dù kê Nam bộ.

Trong xu hướng loại hình này đang mai một, để bảo tồn cần chú trọng đào tạo lớp trẻ kế thừa, thành lập nhà hát riêng cho Dù kê; phát hiện, bồi dưỡng nghệ nhân và mở trại sáng tác kịch bản; đưa Dù kê vào giáo trình giảng dạy… Đặc biệt, cần lưu ý đến vai trò của hệ thống chùa Khmer trong bảo tồn, phát huy bởi ngôi chùa luôn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của bà con Khmer Nam bộ. Đây là loại hình nghệ thuật đã được Bộ VH-TT-DL xếp trong 8 loại hình sân khấu chuyên nghiệp và đưa vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, dự kiến trình UNESCO công nhận giai đoạn 2012 - 2016.

Trước đó, tối 11-11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng, đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ lần thứ nhất. Đây là một trong những hoạt động chính của Festival Đua ghe Ngo ĐBSCL lần thứ nhất - Sóc Trăng năm 2013.

Tham gia liên hoan lần đầu tiên này có 10 đoàn nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer của 6 tỉnh trong khu vực là Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu và Vĩnh Long với gần 500 diễn viên, nghệ nhân tranh tài...

THỐNG NHẤT - TUẤN THÀNH

Tin cùng chuyên mục