Bảo tồn phố cổ Hà Nội Cần làm rõ “cái được” của người dân

Dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội vừa được Viện Quy hoạch Hà Nội đưa ra lấy ý kiến người dân và các chuyên gia. Ngay lập tức, bản dự thảo này đã có nhiều điểm khiến người dân phố cổ không đồng tình. Đó là còn thiếu nhiều quy định cụ thể, chưa làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người dân trong công tác bảo tồn, hạ tầng kỹ thuật ở phố cổ sẽ được đầu tư như thế nào... PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm (ảnh), Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam về vấn đề này.
Bảo tồn phố cổ Hà Nội Cần làm rõ “cái được” của người dân

Dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội vừa được Viện Quy hoạch Hà Nội đưa ra lấy ý kiến người dân và các chuyên gia. Ngay lập tức, bản dự thảo này đã có nhiều điểm khiến người dân phố cổ không đồng tình. Đó là còn thiếu nhiều quy định cụ thể, chưa làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người dân trong công tác bảo tồn, hạ tầng kỹ thuật ở phố cổ sẽ được đầu tư như thế nào... PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm (ảnh), Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam về vấn đề này.

* Phóng viên: Thưa ông, có nhiều ý kiến cho rằng vấn đề người dân được gì vẫn chưa được làm rõ trong dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch phố cổ Hà Nội, quan điểm của ông về “cái được” của người dân ở đây như thế nào? 
 
* Ông PHẠM SỸ LIÊM: Từ lâu, tôi đã trăn trở một câu hỏi mà tôi cho rằng rất quan trọng để làm cơ sở cho việc bảo tồn phố cổ. Đó là bảo tồn phố cổ cho ai? Cho những người bên ngoài đến ngắm hay là cho những người dân phố cổ? Và câu trả lời thực tế là, phần lớn người dân phố cổ đã không còn nhu cầu bảo vệ nguyên trạng những ngôi nhà đó nữa. Lý do là chất lượng cuộc sống trong những ngôi nhà cũ nát này quá thấp và không đảm bảo an toàn. Tất nhiên, bảo tồn để giữ gìn vẻ đẹp Hà Nội xưa, để phát triển du lịch thì ai cũng hiểu nhưng với người dân, cuộc sống hàng ngày luôn là những đòi hỏi cấp bách hơn nhiều. Vì vậy, bảo tồn phố cổ không thể thành công nếu như không có sự hợp tác của chính những cư dân đang sinh sống tại đây. Vấn đề là phải làm thế nào để người dân cùng tham gia với chính quyền. Tôi cho rằng, muốn họ tham gia thì việc đó phải có lợi cho họ, đó là chất lượng cuộc sống phải được cải thiện và nếu cần tu tạo phải có sự hỗ trợ của nhà nước, nhất là về kinh phí. 
 
* Vậy theo ông, có cách nào để chúng ta thực hiện được quản lý quy hoạch kiến trúc phố cổ Hà Nội một cách ít tốn kém mà vẫn thuyết phục được người dân?
 

Phố Hà Nội xưa qua nét vẽ của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Phố Hà Nội xưa qua nét vẽ của họa sĩ Bùi Xuân Phái.

* Câu hỏi thứ 2 mà tôi luôn đặt ra khi bàn về vấn đề bảo tồn phố cổ Hà Nội đó là bảo tồn cái gì? Như các nhà nghiên cứu đã nói, kiến trúc trong các khu phố cổ Hà Nội thật ra là không cổ, chỉ mới tồn tại từ đầu thế kỷ 20. Thế nhưng, phố cổ Hà Nội vẫn hấp dẫn du khách, đó là bởi dáng vẻ kiến trúc không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới, bởi lối sống, lối kinh doanh đặc trưng của người dân nơi đây. Nếu như các phố Tây đi từ đầu phố đến cuối phố vẫn giống nhau thì ở phố cổ Hà Nội, đi một bước lại có cái mới lạ, bất ngờ; rẽ qua một con phố lại có một màu sắc khác, rất thú vị... Ngay trên mặt phố cũng hiện lên cả lối sinh hoạt thường ngày của người dân. Đó là những cái làm nên hồn cốt phố cổ. Vậy làm sao giữ được những nét đặc trưng đó mới là quan trọng. 
 
Còn về kiến trúc, nếu muốn cho nó có vẻ cổ thì chỉ cần giữ nguyên trạng mặt tiền. Ở phía sau nên cho người dân cải tạo hiện đại để nâng cao chất lượng sống, có thể xây đến 2 - 3 tầng nhưng đặt điều kiện cấm làm mái bằng, phải làm mái ngói chứ không phải mái tôn như thực tế đang diễn ra. 
 

Phố cổ Hàng Đào, Hà Nội.

Phố cổ Hàng Đào, Hà Nội.

* Dự thảo cấm xây dựng các công trình tầng hầm, người dân lo ngại như vậy tình trạng thiếu chỗ để phương tiện tại khu phố cổ sẽ càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước cho phố cổ cũng chưa được đề cập thỏa đáng?
 
* Tôi biết nhiều người dân phố cổ có thể mua được xe hơi nhưng không mua vì không có chỗ đậu. Khu vực phố cổ vốn không có hệ thống cống ngầm nên vấn đề thoát nước thải ở đây vẫn chưa được giải quyết. để giải quyết vấn đề này, việc xây dựng các tầng hầm chưa đủ, về lâu dài chúng ta còn phải tính đến việc quy hoạch, khai thác không gian ngầm cho Hà Nội. Tôi đề xuất, có thể làm 2 con đường ngầm kết hợp hạ tầng vừa làm đường giao thông vừa xây dựng bên dưới hệ thống cống rãnh thoát nước, đi từ đầu đến cuối phố. 

Rất nhiều căn biệt thự cổ ở Hà Nội được chẻ thành các căn nhà phố, cơi nới lên nhiều tầng gây mất mỹ quan đô thị. Ảnh chụp tại phố Hàn Thuyên, trung tâm Hà Nội. Ảnh: KHẮC HÀO

Rất nhiều căn biệt thự cổ ở Hà Nội được chẻ thành các căn nhà phố, cơi nới lên nhiều tầng gây mất mỹ quan đô thị. Ảnh chụp tại phố Hàn Thuyên, trung tâm Hà Nội. Ảnh: KHẮC HÀO

* Vậy cốt lõi của việc quản lý, quy hoạch khu phố cổ theo ông là gì?
 
* Tôi rất tâm đắc một nguyên tắc quản lý đô thị đã được chứng minh tính đúng đắn tại nhiều quốc gia trên thế giới, đó là nguyên tắc 3 chữ I, gồm Infomation (thông tin), Incitement (khuyến khích) và Inhibit (cấm đoán). Nghĩa là, muốn thực hiện quản lý một vấn đề gì đó trong đô thị, các nhà chức trách trước hết phải đưa ra thông tin cụ thể, rõ ràng về vấn đề đó rộng rãi cho người dân hiểu. Sau đó, phải đưa ra những điều kiện có lợi cho người dân, khuyến khích người dân thực hiện. Và cuối cùng mới cấm và xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

Bích Quyên thực hiện

Tin cùng chuyên mục