Siết xuất bản, quản liên kết

Vừa qua, tại TPHCM, Cục Xuất bản đã phối hợp với Sở TT-TT TPHCM tổ chức Hội nghị triển khai Luật Xuất bản (mới) và Nghị định 195/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản (chính thức có hiệu lực từ ngày 1-3-2014). Tham dự hội nghị có 3 nhà xuất bản của TPHCM, 4 NXB thuộc các trường đại học và 29 chi nhánh các NXB khác đóng trên địa bàn thành phố; 250 cơ sở in xuất bản phẩm do Sở TT-TT cấp phép, 30 công ty phát hành sách, Hội In Việt Nam và đại diện 24 phòng văn hóa thông tin các quận, huyện.

Vừa qua, tại TPHCM, Cục Xuất bản đã phối hợp với Sở TT-TT TPHCM tổ chức Hội nghị triển khai Luật Xuất bản (mới) và Nghị định 195/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản (chính thức có hiệu lực từ ngày 1-3-2014). Tham dự hội nghị có 3 nhà xuất bản của TPHCM, 4 NXB thuộc các trường đại học và 29 chi nhánh các NXB khác đóng trên địa bàn thành phố; 250 cơ sở in xuất bản phẩm do Sở TT-TT cấp phép, 30 công ty phát hành sách, Hội In Việt Nam và đại diện 24 phòng văn hóa thông tin các quận, huyện.

Luật Xuất bản 2014 và Nghị định 195 có nhiều điểm mới so với luật trước đây. Một trong những chi tiết đáng chú ý trong Nghị định 195 là quy định điều kiện cụ thể để thành lập NXB: phải có trụ sở với diện tích sử dụng hơn 200m², có số vốn ít nhất 5 tỷ đồng… Đây được xem là biện pháp để hạn chế tình trạng nhiều NXB được thành lập nhưng không đủ điều kiện hoạt động, trở thành công cụ để tư nhân, đối tác liên kết lợi dụng. Trong thực tế, có một số NXB chỉ thực hiện được 1 đến 2 cuốn sách, nhiều NXB không vốn, không nhân lực, không trụ sở và dĩ nhiên không có khả năng hoạt động bình thường. Trong điều kiện đó, để tồn tại, các NXB phải lệ thuộc hoàn toàn vào các đối tác liên kết, thậm chí nhiều NXB chỉ làm một việc duy nhất là ký giấy phép, khoán trắng cho đối tác, dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều ấn phẩm sai phạm từ hình thức thể hiện đến nội dung, tư tưởng trong thời gian qua.

Thế nhưng sai phạm trong liên kết xuất bản không chỉ đến từ phía NXB, vì thế luật mới quy định cụ thể 4 hình thức liên kết gồm khai thác bản thảo, biên tập sơ bộ bản thảo, in xuất bản phẩm và phát hành xuất bản phẩm, trong đó, một số trường hợp không được phép liên kết. Cụ thể như trường hợp  đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký, nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo. Điều này không gây bất ngờ vì đây là những mảng sách quan trọng, có ảnh hưởng phức tạp và trên thực tế đây cũng là mảng sách có những sai phạm, gây dư luận không tốt nhiều nhất trong thời gian qua. Đại diện Cục Xuất bản, ông Hoàng Ngọc Bình, Trưởng phòng Pháp chế, cho rằng việc không cho tư nhân biên tập sơ bộ bản thảo các xuất bản phẩm này mà phải do NXB trực tiếp thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác, đồng thời cũng để các NXB phải có trách nhiệm nhiều hơn trong liên kết xuất bản đúng như tinh thần xã hội hóa xuất bản mà Luật Xuất bản 2014 đã đề ra. Cũng nằm trong việc chấn chỉnh hoạt động liên kết, theo quy định mới, tư nhân liên kết xuất bản sẽ không được ký hợp đồng in trực tiếp các xuất bản phẩm mà họ đầu tư, chỉ có NXB mới được ký hợp đồng này.

Tuy nhiên, luật và nghị định mới cũng có nhiều điều khoản khá linh động trong cơ chế cho các doanh nghiệp in. Theo đó các doanh nghiệp không cần phải đầu tư trọn gói cho cả quy trình trước, trong và sau khi in mà có thể đầu tư một phần như máy in, còn khâu sau in như đóng xén có thể chuyển cho doanh nghiệp khác. Điều này được đánh giá là giúp cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực in ấn tiện lợi hơn trước.

TƯỜNG VY

Tin cùng chuyên mục