Trong đó, Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 nợ 643 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn nợ 576 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đức Khải nợ gần 500 tỷ đồng; Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà nợ 420 tỷ đồng; Công ty TNHH Một thành viên Thảo cầm viên Sài Gòn (được chuyển đổi từ Thảo cầm viên Sài Gòn) nợ 355 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt nợ 286 tỷ đồng…
Theo quy định, người nợ thuế từ sau 30 ngày, cơ quan thuế thực hiện ban hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tính tiền chậm nộp; sau 60 ngày, cơ quan thuế thực hiện ban hành văn bản đôn đốc, trong đó nêu cụ thể các biện pháp cưỡng chế sẽ áp dụng; sau 90 ngày, cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản; sau 120 ngày sẽ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp nợ thuế; sau khi hết thời hạn của quyết định cưỡng chế hóa đơn (1 năm), nếu doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ, cơ quan thuế chưa triển khai được biện pháp cưỡng chế tiếp theo thì cơ quan thuế tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.