Trong lúc các nhà hoạch định chính sách và nhân viên ngân hàng nỗ lực trấn an công chúng, thì vấn đề ở đây không còn là cuộc khủng hoảng tiền mặt mà là cuộc khủng hoảng niềm tin vào hệ thống tài chính của nước này.
Loại bỏ “tiền đen”
Chuyện thiếu tiền ở Ấn Độ xuất phát từ chính sách đổi 86% tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 rupee trong lưu thông nhằm mục đích loại bỏ “tiền đen” để chống tham nhũng của Thủ tướng Narendra Modi thực hiện năm 2016. Theo đó, khoảng 14.000 tỷ rupee tiền mặt sẽ không còn giá trị pháp lý. Kể từ đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào khủng hoảng tiền mặt chưa từng thấy. Khoản tiền mặt bị mất sau lệnh đổi tiền của ông Modi trong năm 2016 vẫn chưa bù đắp được. Lượng tiền mặt trong lưu thông chiếm dưới 11% nền kinh tế năm 2017, nay xuống thấp hơn dưới 10%, so với mức 12% trước thời điểm đổi tiền. Tuy nhiên, lần này sự lo lắng của người dân dâng cao hơn trong bối cảnh chính quyền đang chật vật với bê bối ngân hàng lớn nhất nước, các khoản cho vay xấu bị che giấu và cáo buộc sai phạm. Mới đây là vụ gian lận đến 2 tỷ USD tại ngân hàng nhà nước Punjab National Bank bị phanh phui trong tháng 2 vừa qua.
Một lý do nữa khiến Ấn Độ khan hiếm tiền mặt đa dạng từ các yếu tố theo mùa. Chi tiêu nông nghiệp khiến cho số tiền phải trả cho nông dân tăng lên trong mùa thanh toán nông sản đang diễn ra. Khu vực tài chính phi chính thức - hiện chiếm 40% lượng tiền cho vay của Ấn Độ, chủ yếu là ở các khu vực nông thôn - gần như đã sụp đổ. Các ngành công nghiệp địa phương đã dừng hoạt động vì thiếu tiền. Các nhà sản xuất nhỏ, thiếu vốn để duy trì hoạt động, đã bắt đầu đóng cửa. Ngày 17-4 vừa qua, chính phủ Ấn Độ giải thích tình hình khan hiếm nghiêm trọng là vì “nhu cầu tiền mặt bất thường”.
Ảnh hưởng tới niềm tin vào ngân hàng
80% trong số khoảng 200.000 máy ATM ở Ấn Độ ngưng hoạt động. Với dân số gần 1,3 tỷ người, một máy ATM phục vụ cho mỗi 6.500 người. Mặc dù các quan chức hàng đầu của chính phủ liên tục trấn an lòng dân rằng chính phủ vẫn đang thực hiện các bước để in thêm và hệ thống ngân hàng vẫn khỏe mạnh. Nhưng theo Bloomberg, đất nước này đang chuyển sang kịch bản rất nguy hiểm vì đợt khủng hoảng tiền mặt này đang làm giảm niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Thậm chí, nếu tình hình này kéo dài thêm một tuần nữa, sự an toàn của các nhân viên ngân hàng có thể không được đảm bảo. Người dân Ấn Độ đang lo ngại giới chức nước này sử dụng khoản tiền gửi của người dân để giải cứu ngân hàng sắp phá sản. Nhìn vào những chỉnh sửa chính sách liên tục kể từ sau quyết định loại “tiền đen”, có thể thấy rõ là chính sách này đã lộ nhiều điểm yếu.
Theo giới quan sát, những người nắm giữ số lượng lớn tiền đen dường như đã tìm ra những cách mới để rửa tiền thay vì tiêu hủy chúng nhằm tránh thu hút sự chú ý của cơ quan thuế như chính phủ kỳ vọng. Kết quả là phần lớn tiền đen được tin là đang lưu thông giờ đây lại đang đổ về các ngân hàng, lấy đi những khoản cổ tức kỳ vọng của chính phủ. Niềm tin vào hệ thống ngân hàng chạm mức đáy, hãng tư vấn tài chính Kranthi Bathini tại WealthMills Securities cho hay. Chỉ số Bankex của Ấn Độ giảm 0,9% hôm 18-4, mức giảm mạnh, chỉ số chứng khoán chuẩn thì hạ 0,2%.
Sau 18 tháng, giải pháp đổi tiền đã không giúp chính phủ đạt được mục đích. Bởi vì, không phải tất cả tiền đen đều nằm dưới dạng tiền mặt, và không phải tất cả tiền mặt đều là tiền đen, trong bối cảnh hơn 85% công nhân được trả lương bằng tiền mặt, và hơn một nửa dân số Ấn Độ không có tài khoản ngân hàng.
Loại bỏ “tiền đen”
Chuyện thiếu tiền ở Ấn Độ xuất phát từ chính sách đổi 86% tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 rupee trong lưu thông nhằm mục đích loại bỏ “tiền đen” để chống tham nhũng của Thủ tướng Narendra Modi thực hiện năm 2016. Theo đó, khoảng 14.000 tỷ rupee tiền mặt sẽ không còn giá trị pháp lý. Kể từ đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào khủng hoảng tiền mặt chưa từng thấy. Khoản tiền mặt bị mất sau lệnh đổi tiền của ông Modi trong năm 2016 vẫn chưa bù đắp được. Lượng tiền mặt trong lưu thông chiếm dưới 11% nền kinh tế năm 2017, nay xuống thấp hơn dưới 10%, so với mức 12% trước thời điểm đổi tiền. Tuy nhiên, lần này sự lo lắng của người dân dâng cao hơn trong bối cảnh chính quyền đang chật vật với bê bối ngân hàng lớn nhất nước, các khoản cho vay xấu bị che giấu và cáo buộc sai phạm. Mới đây là vụ gian lận đến 2 tỷ USD tại ngân hàng nhà nước Punjab National Bank bị phanh phui trong tháng 2 vừa qua.
Một lý do nữa khiến Ấn Độ khan hiếm tiền mặt đa dạng từ các yếu tố theo mùa. Chi tiêu nông nghiệp khiến cho số tiền phải trả cho nông dân tăng lên trong mùa thanh toán nông sản đang diễn ra. Khu vực tài chính phi chính thức - hiện chiếm 40% lượng tiền cho vay của Ấn Độ, chủ yếu là ở các khu vực nông thôn - gần như đã sụp đổ. Các ngành công nghiệp địa phương đã dừng hoạt động vì thiếu tiền. Các nhà sản xuất nhỏ, thiếu vốn để duy trì hoạt động, đã bắt đầu đóng cửa. Ngày 17-4 vừa qua, chính phủ Ấn Độ giải thích tình hình khan hiếm nghiêm trọng là vì “nhu cầu tiền mặt bất thường”.
Ảnh hưởng tới niềm tin vào ngân hàng
80% trong số khoảng 200.000 máy ATM ở Ấn Độ ngưng hoạt động. Với dân số gần 1,3 tỷ người, một máy ATM phục vụ cho mỗi 6.500 người. Mặc dù các quan chức hàng đầu của chính phủ liên tục trấn an lòng dân rằng chính phủ vẫn đang thực hiện các bước để in thêm và hệ thống ngân hàng vẫn khỏe mạnh. Nhưng theo Bloomberg, đất nước này đang chuyển sang kịch bản rất nguy hiểm vì đợt khủng hoảng tiền mặt này đang làm giảm niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Thậm chí, nếu tình hình này kéo dài thêm một tuần nữa, sự an toàn của các nhân viên ngân hàng có thể không được đảm bảo. Người dân Ấn Độ đang lo ngại giới chức nước này sử dụng khoản tiền gửi của người dân để giải cứu ngân hàng sắp phá sản. Nhìn vào những chỉnh sửa chính sách liên tục kể từ sau quyết định loại “tiền đen”, có thể thấy rõ là chính sách này đã lộ nhiều điểm yếu.
Theo giới quan sát, những người nắm giữ số lượng lớn tiền đen dường như đã tìm ra những cách mới để rửa tiền thay vì tiêu hủy chúng nhằm tránh thu hút sự chú ý của cơ quan thuế như chính phủ kỳ vọng. Kết quả là phần lớn tiền đen được tin là đang lưu thông giờ đây lại đang đổ về các ngân hàng, lấy đi những khoản cổ tức kỳ vọng của chính phủ. Niềm tin vào hệ thống ngân hàng chạm mức đáy, hãng tư vấn tài chính Kranthi Bathini tại WealthMills Securities cho hay. Chỉ số Bankex của Ấn Độ giảm 0,9% hôm 18-4, mức giảm mạnh, chỉ số chứng khoán chuẩn thì hạ 0,2%.
Sau 18 tháng, giải pháp đổi tiền đã không giúp chính phủ đạt được mục đích. Bởi vì, không phải tất cả tiền đen đều nằm dưới dạng tiền mặt, và không phải tất cả tiền mặt đều là tiền đen, trong bối cảnh hơn 85% công nhân được trả lương bằng tiền mặt, và hơn một nửa dân số Ấn Độ không có tài khoản ngân hàng.