Nhiều người bệnh tiểu đường hiện nay chỉ chú ý đến lượng đường huyết mà ít quan tâm đến chỉ số HbA1c, chỉ số phản ánh lượng đường trong máu suốt thời gian 3 tháng gần nhất.
Kiểm soát biến chứng, theo dõi chỉ số nào?
Chỉ số đường huyết chỉ phản ánh lượng đường trong máu tại thời điểm đo chứ không phản ánh được tình trạng kiểm soát đường huyết trong cả quá trình diễn biến của bệnh. Chỉ số HbA1c khắc phục được nhược điểm này, HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết trong suốt quá trình 3 tháng và giúp tiên lượng về biến chứng của bệnh.
Xét nghiệm HbA1c là phương pháp đo lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 90-120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu trong suốt khoảng thời gian 90-120 ngày. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm đường huyết, nhưng HbA1c chỉ giảm khi họ tuân thủ chế độ điều trị trong suốt quá trình 3 tháng. Vì vậy, đây là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị.
Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. HbA1c cao trên 7,0% chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Khi người bệnh kiểm soát để giảm HbA1c, các nguy cơ biến chứng giảm đáng kể. Cụ thể khi HbA1c giảm 1% bệnh nhân giảm được 38% nguy cơ mù lòa, giảm 28% nguy cơ suy thận, giảm 35% nguy cơ cắt cụt chi. Nghiên cứu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho thấy, HbA1c giảm từ 9% xuống 7%, tỷ lệ biến chứng võng mạc ở người bệnh tiểu đường tuyp 2 giảm 1,5 − 2,5 lần; tỷ lệ biến chứng thận giảm 3 − 9 lần.
GS. TS. Trần Đức Thọ - nguyên Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, hiện chỉ có khoảng 18% số bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam kiểm soát tốt HbA1c. Nguyên nhân chủ yếu là do kiến thức về HbA1c còn tương đối mới, nhiều cơ sở chuyên khoa tuyến huyện hoặc tỉnh lẻ chưa cập nhật xét nghiệm này. Xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện 3 tháng/lần và kiểm soát dưới 6,5% là tốt nhất.
Thảo dược ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Vai trò của các thảo dược trong điều trị tiểu đường đã được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận. Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên lựa chọn các thảo dược giúp giảm HbA1c hiệu quả, vì có nhiều thảo dược hay hoạt chất làm giảm đường huyết tốt nhưng lại ít có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c. Nổi bật là các thảo dược Khổ qua, Tảo Spirulina.
Nghiên cứu tại BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, sau 12 tuần điều trị, Khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c (từ 8,5% xuống 7,5%), do đó làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.
Khổ qua chúng ta ăn hàng ngày là loại đã lai tạo giống để giảm vị đắng, hàm lượng hoạt chất rất nhỏ nên tác dụng trị bệnh giảm đi nhiều lần. Loại Khổ qua thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường là Khổ qua rừng (Momordica charantia) có vị rất đắng và làm lượng hoạt chất cao. Trái Khổ qua rừng được các chuyên gia thực vật học lựa chọn loài, trồng thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất dược phẩm.
LÊ MINH