Các nước dầu mỏ vùng Vịnh phải nhập khẩu than?

Nỗi lo... thiếu
Các nước dầu mỏ vùng Vịnh phải nhập khẩu than?

Thông tin đó trong những ngày gần đây đã làm nhiều người ngạc nhiên bởi Vùng Vịnh luôn được biết là khu vực nhiều dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, trước nỗi lo thiếu nhiên liệu để phát triển và duy trì kinh tế đang bùng nổ, các quốc gia Vùng Vịnh có thể phải nhập khẩu than và tìm kiếm các loại nhiên liệu thay thế.

Nỗi lo... thiếu

Các nước dầu mỏ vùng Vịnh phải nhập khẩu than? ảnh 1

Giải pháp nhà máy điện chạy than càng gây ô nhiễm môi trường.

Một số nước xuất khẩu dầu mỏ có thể sắp phải dựa vào nguồn than từ các nước xuất khẩu than hàng đầu như Nam Phi.

Thành phố Abu Dhabi thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tuy đang hợp tác với Suez, một công ty dịch vụ công cộng của Pháp, để phát triển một dự án điện hạt nhân, song cũng đang xem than như giải pháp tốt nhất để ngăn chặn nạn thiếu điện, không đáp ứng kịp tốc độ phát triển chóng mặt.

Công ty năng lượng quốc gia Taqa của Abu Dhabi dự kiến nắm 50% cổ phần của một dự án nhà máy điện chạy than với vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Trong khi đó, Công ty Quản lý điện nước Dubai (DEWA) cũng hy vọng khởi công một dự án than sạch trong năm 2008...

Giá khí đốt ở Vùng Vịnh tăng cao trong bối cảnh thiếu khí đốt và nhu cầu toàn cầu gia tăng. Việc thiếu khí đốt bất ngờ đã khiến các nước Vùng Vịnh lo lắng trong bối cảnh nhu cầu điện đang tăng ở mức 2 chữ số mỗi năm.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Công ty Điện nước Oman cũng cho rằng cần xây dựng một nhà máy điện công suất 700 MW chạy bằng than thay cho khí đốt tự nhiên. Có sự thay đổi quan trọng trên vì lần đầu tiên các quốc gia Vùng Vịnh bắt đầu cảm thấy gánh nặng của việc giá nhiên liệu tăng.

Tìm đường hợp tác

Theo Wood Mackenzie, nhà tư vấn năng lượng, nhu cầu khí đốt của UAE sẽ tăng gấp đôi trong thập niên tới nếu tiêu thụ điện năng tiếp tục leo thang như hiện nay. Theo số liệu thống kê của DEWA, tiêu thụ điện của Dubai đã tăng kỷ lục 15% trong năm 2007. Tổng Giám đốc Taqa, Peter Barker-Homek, cho biết nhu cầu khí đốt của nước này cũng tăng 12%/năm.

Các nguồn khí đốt địa phương ở UAE đã sụt giảm, vì vậy Abu Dhabi và Dubai chuẩn bị nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Qatar. Mua của Iran, nước có trữ lượng khí đốt lớn trên thế giới, là một giải pháp, song mối bất đồng chính trị giữa UAE vốn thân phương Tây với Iran lại là một rào cản lớn.

Một dự án do công ty tư nhân Dana Gas tại Trung Đông dẫn đầu, đưa nhiên liệu từ Iran đi qua Vùng Vịnh đến Sharjah – tiểu vương lớn thứ ba của UAE – đã bị ngưng lại do những bất đồng về giá. Trong một nỗ lực “liều lĩnh” nhằm ngăn nạn thiếu điện và nước vào mùa hè, tháng 4 rồi, Dubai đã ký một hợp đồng 15 năm với Tập đoàn năng lượng Shell của Hà Lan để cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng vào mùa hè, bắt đầu từ năm 2010.

Anh Văn (theo Times)

Tin cùng chuyên mục