Thủ tục vay vô cùng đơn giản
Trong vai là một sinh viên cần vay 10 triệu đồng để đóng học phí, chúng tôi liên lạc theo số điện thoại trên tờ rao vặt dán dưới gầm cầu vượt ngã 6 (quận Gò Vấp, TPHCM). Một người đàn ông nghe điện thoại rồi hỏi: “Có cà vẹt xe máy không? Có chứng minh nhân dân không? Có đi làm thêm gì không? Vay 10 triệu đồng, mỗi ngày đóng 500.000 đồng tiền lãi và gốc trong vòng 1 tháng (tức 15 triệu đồng/tháng). Còn vay 5 triệu đồng, mỗi ngày đóng 350.000 đồng (10 triệu đồng/tháng). Em chỉ cần nói địa chỉ nhà em ở đâu, anh đến tận nơi gặp mặt để nói chuyện cụ thể!”.
Anh T.V.T. (28 tuổi, trú tại đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, là một người từng hành nghề cho vay tín dụng đen), cho biết: “Hiện nay, thủ tục cho vay nặng lãi rất đơn giản, chỉ cần có chứng minh nhân dân, cà vẹt xe, thẻ bảo hiểm y tế, thậm chí là chỉ bằng số điện thoại… Tùy vào từng mục đích vay mà tiền lãi từ 80% - 100%, đôi lúc có thể lên tới 200% nếu khách cần quá gấp. Nếu vay nóng, vay từ 1 - 3 tháng, sẽ lấy lãi một lần, hoặc sẽ có người đến lấy theo ngày. Trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả, hoặc chậm trễ thì có nhiều cách để đòi nợ. Đầu tiên là gọi điện thoại nhắc nợ, sau đó đến tận nhà xiết nợ, đe dọa người thân, đôi lúc dùng đến cách ném bùn, chất thải, thậm chí là mắm tôm vào nhà, mục đích là để khủng bố tinh thần con nợ. Còn nếu trong trường hợp khách hàng bỏ trốn thì có thể báo công an hoặc đưa nhau ra tòa”. Nói về những rủi ro khi cho vay nặng lãi, anh T. cho biết thêm: “Thường thì khi làm nghề này, bản thân người cho vay đã tính toán rất kỹ, ví dụ cho 10 người vay mà có 4 người giật nợ, mình vẫn lời. Khả năng rủi ro là 50/50, đa số người vay đều là người cần tiền gấp do cá độ bóng đá, đá gà, hay là làm vốn… Mặc dù lãi cao ngất ngưởng nhưng người có nhu cầu vay nóng vẫn nhiều, đôi lúc cung còn không đủ cầu”.
Một thực tế hiện nay là không chỉ tại TPHCM, mà các quảng cáo cho vay tiền được dán khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến nông thôn. Thậm chí một số đối tượng còn mạnh tay chi cả tiền hoa hồng cho những ai giới thiệu khách vay, hoặc in danh thiếp rồi thuê người đi phát ở các quán cà phê, quán ăn hay các cột đèn tín hiệu giao thông, để mời gọi người vay.
Khốn khổ vì trót vay
“Vay thì dễ, nhưng trả thì khó”, “Đừng có dại mà vay!” - bất cứ nạn nhân nào đã từng dính vào bẫy tín dụng đen đều can ngăn khi nghe người khác định vay. Khi đã thành con nợ thì bắt buộc phải thanh toán tiền lãi và gốc đúng hạn, nếu không sẽ bị người cho vay gọi điện, đến nhà đe dọa. Nhiều nạn nhân còn khốn khổ vì lãi mẹ đẻ lãi con, đội lên gấp nhiều lần, đến mức không có khả năng chi trả, phải bỏ xứ mà đi.
Chị Nguyễn Thị H. (45 tuổi, sống ở đường Tô Ký, quận 12, TPHCM) đang rất khốn khổ vì lỡ vay tín dụng đen. 2 tháng trước, do cần một khoản tiền gấp để trang trải những thua lỗ trong làm ăn, chị H. liên hệ số điện thoại quảng cáo cho vay tiền dán trên cột điện, vay nóng 50 triệu đồng, trả trong vòng 4 tháng. Chị H. có một quán ăn nhỏ là thu nhập chính của gia đình. Từ khi vay, mỗi ngày chị đều phải đóng 700.000 đồng tiền góp, thu nhập từ quán ăn không đủ để đóng cho chủ nợ. Chị H. rơm rớm nước mắt kể: “Có những ngày chưa kịp có tiền để đóng, tụi nó cho người đến quậy phá quán, từ lúc ấy, gia đình tôi lúc nào cũng lục đục, kinh tế gia đình trở nên khó khăn gấp bội. Tôi chỉ mong sớm trả nợ hết mấy tháng còn lại để có thể ổn định, an tâm công việc”.
Đồng cảnh ngộ như chị H., mặc dù biết vay tín dụng đen lãi suất “cắt cổ” nhưng nhiều người vẫn lao vào, vì thủ tục vay rất đơn giản, có tiền ngay trong ngày. Còn vay các ngân hàng thì yêu cầu phức tạp, xác minh thông tin và duyệt hồ sơ chặt chẽ, mất nhiều thời gian và tỷ lệ hồ sơ được duyệt thấp.
Cũng với việc ngăn chặn, xử lý pháp luật hoạt động cho vay nặng lãi, rất cần có chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát triển để thu hẹp thị trường tín dụng phi chính thức (tín dụng đen lãi suất cao). Cần rà soát lại các văn bản pháp quy và các quy trình vay tín dụng tiêu dùng, làm sao tạo thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận được nguồn vốn này.
Trong vai là một sinh viên cần vay 10 triệu đồng để đóng học phí, chúng tôi liên lạc theo số điện thoại trên tờ rao vặt dán dưới gầm cầu vượt ngã 6 (quận Gò Vấp, TPHCM). Một người đàn ông nghe điện thoại rồi hỏi: “Có cà vẹt xe máy không? Có chứng minh nhân dân không? Có đi làm thêm gì không? Vay 10 triệu đồng, mỗi ngày đóng 500.000 đồng tiền lãi và gốc trong vòng 1 tháng (tức 15 triệu đồng/tháng). Còn vay 5 triệu đồng, mỗi ngày đóng 350.000 đồng (10 triệu đồng/tháng). Em chỉ cần nói địa chỉ nhà em ở đâu, anh đến tận nơi gặp mặt để nói chuyện cụ thể!”.
Anh T.V.T. (28 tuổi, trú tại đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, là một người từng hành nghề cho vay tín dụng đen), cho biết: “Hiện nay, thủ tục cho vay nặng lãi rất đơn giản, chỉ cần có chứng minh nhân dân, cà vẹt xe, thẻ bảo hiểm y tế, thậm chí là chỉ bằng số điện thoại… Tùy vào từng mục đích vay mà tiền lãi từ 80% - 100%, đôi lúc có thể lên tới 200% nếu khách cần quá gấp. Nếu vay nóng, vay từ 1 - 3 tháng, sẽ lấy lãi một lần, hoặc sẽ có người đến lấy theo ngày. Trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả, hoặc chậm trễ thì có nhiều cách để đòi nợ. Đầu tiên là gọi điện thoại nhắc nợ, sau đó đến tận nhà xiết nợ, đe dọa người thân, đôi lúc dùng đến cách ném bùn, chất thải, thậm chí là mắm tôm vào nhà, mục đích là để khủng bố tinh thần con nợ. Còn nếu trong trường hợp khách hàng bỏ trốn thì có thể báo công an hoặc đưa nhau ra tòa”. Nói về những rủi ro khi cho vay nặng lãi, anh T. cho biết thêm: “Thường thì khi làm nghề này, bản thân người cho vay đã tính toán rất kỹ, ví dụ cho 10 người vay mà có 4 người giật nợ, mình vẫn lời. Khả năng rủi ro là 50/50, đa số người vay đều là người cần tiền gấp do cá độ bóng đá, đá gà, hay là làm vốn… Mặc dù lãi cao ngất ngưởng nhưng người có nhu cầu vay nóng vẫn nhiều, đôi lúc cung còn không đủ cầu”.
Một thực tế hiện nay là không chỉ tại TPHCM, mà các quảng cáo cho vay tiền được dán khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến nông thôn. Thậm chí một số đối tượng còn mạnh tay chi cả tiền hoa hồng cho những ai giới thiệu khách vay, hoặc in danh thiếp rồi thuê người đi phát ở các quán cà phê, quán ăn hay các cột đèn tín hiệu giao thông, để mời gọi người vay.
Khốn khổ vì trót vay
“Vay thì dễ, nhưng trả thì khó”, “Đừng có dại mà vay!” - bất cứ nạn nhân nào đã từng dính vào bẫy tín dụng đen đều can ngăn khi nghe người khác định vay. Khi đã thành con nợ thì bắt buộc phải thanh toán tiền lãi và gốc đúng hạn, nếu không sẽ bị người cho vay gọi điện, đến nhà đe dọa. Nhiều nạn nhân còn khốn khổ vì lãi mẹ đẻ lãi con, đội lên gấp nhiều lần, đến mức không có khả năng chi trả, phải bỏ xứ mà đi.
Chị Nguyễn Thị H. (45 tuổi, sống ở đường Tô Ký, quận 12, TPHCM) đang rất khốn khổ vì lỡ vay tín dụng đen. 2 tháng trước, do cần một khoản tiền gấp để trang trải những thua lỗ trong làm ăn, chị H. liên hệ số điện thoại quảng cáo cho vay tiền dán trên cột điện, vay nóng 50 triệu đồng, trả trong vòng 4 tháng. Chị H. có một quán ăn nhỏ là thu nhập chính của gia đình. Từ khi vay, mỗi ngày chị đều phải đóng 700.000 đồng tiền góp, thu nhập từ quán ăn không đủ để đóng cho chủ nợ. Chị H. rơm rớm nước mắt kể: “Có những ngày chưa kịp có tiền để đóng, tụi nó cho người đến quậy phá quán, từ lúc ấy, gia đình tôi lúc nào cũng lục đục, kinh tế gia đình trở nên khó khăn gấp bội. Tôi chỉ mong sớm trả nợ hết mấy tháng còn lại để có thể ổn định, an tâm công việc”.
Đồng cảnh ngộ như chị H., mặc dù biết vay tín dụng đen lãi suất “cắt cổ” nhưng nhiều người vẫn lao vào, vì thủ tục vay rất đơn giản, có tiền ngay trong ngày. Còn vay các ngân hàng thì yêu cầu phức tạp, xác minh thông tin và duyệt hồ sơ chặt chẽ, mất nhiều thời gian và tỷ lệ hồ sơ được duyệt thấp.
Cũng với việc ngăn chặn, xử lý pháp luật hoạt động cho vay nặng lãi, rất cần có chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát triển để thu hẹp thị trường tín dụng phi chính thức (tín dụng đen lãi suất cao). Cần rà soát lại các văn bản pháp quy và các quy trình vay tín dụng tiêu dùng, làm sao tạo thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận được nguồn vốn này.