Cân bằng cán cân quyền lực tại vùng Vịnh

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa họp với Hội đồng Liên đoàn Arab tại Cairo (Ai Cập), xác nhận rằng Moscow đang thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác thương mại với các quốc gia Arab, hoan nghênh đối thoại với các nước bạn bè những khu vực khác trên thế giới. Giới quan sát nhận định đây là nỗ lực mới nhất của Nga nhằm cân bằng cán cân quyền lực tại vùng Vịnh.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit gặp nhau tại Cairo, Ai Cập
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Tổng Thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit gặp nhau tại Cairo, Ai Cập

Thúc đẩy đối thoại

Ngoại trưởng Nga S.Lavrov khẳng định quyết tâm của Moscow trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác thương mại với AL. Ông cũng đánh giá cao “lập trường công bằng và có trách nhiệm” của các quốc gia thành viên Hội đồng Liên đoàn Arab liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ông S.Lavrov cho rằng, việc NATO kiên quyết mở rộng bất chấp lợi ích của Nga và các nước khác, cùng dòng chảy vũ khí không ngừng đổ về Ukraine, khiến Moscow nhận thấy các thỏa thuận Minsk sẽ không được thực hiện.

Theo ông Dmitry Trenin, thành viên Hội đồng Các vấn đề quốc tế của Nga, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tầm quan trọng của khu vực Trung Đông nói chung, các nước Arab nói riêng đã tăng lên đáng kể. Do EU cấm không phận với Nga, những người Nga giàu có, không còn được chào đón ở London, đã đổ xô đến Dubai.

Trong khi đó, sự sụp đổ của thương mại dọc các tuyến đường thương mại truyền thống xuyên biên giới Nga-EU, Baltic và biển Đen tạo ra một động lực mạnh mẽ cho hành lang mới từ St. Petersburg đến vùng Vịnh. Cùng với Armenia, Azerbaijan và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) hiện là một trong số ít những nơi được cho là các nước trung lập không chính thức mà Nga và phương Tây có thể đối thoại. 

Tất nhiên, điều quan trọng cơ bản là các nước Trung Đông từ chối tham gia cuộc chiến trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Nga. Mục tiêu chung của Nga là duy trì các mối quan hệ hữu nghị hiện tại với các nước trong khu vực để thúc đẩy hợp tác kinh tế và bảo vệ an ninh dọc theo biên giới phía Nam. 

Duy trì cạnh tranh

Theo ông Dmitry Trenin, Nga ưu tiên và củng cố quan hệ với các nước láng giềng gần gũi như Thổ Nhỹ Kỳ, Iran. Mỗi nước này đều có tầm quan trọng riêng, như những trung tâm quyền lực đang lên trong thế giới đa cực; mỗi bên đều gây ảnh hưởng trong khu vực lân cận trực tiếp của Nga và trong khu vực, bao gồm cả ở Syria; cả hai đều là đường dẫn đến thế giới rộng lớn hơn, về mặt kinh tế, công nghệ hoặc hậu cần. Bên cạnh đó, duy trì trạng thái cân bằng giữa các đối thủ đa dạng và cạnh tranh nhất trong khu vực, để mối quan hệ chặt chẽ hơn với Iran không gây ức chế quan hệ với các nước Arab, đặc biệt là ở vùng Vịnh, cũng như với Israel. Thắt chặt các hoạt động phối hợp năng lượng với các nhà sản xuất dầu khí hàng đầu; hợp tác về các biện pháp hỗ trợ giá năng lượng, đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi năng lượng theo kế hoạch ở phương Tây không làm các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch bị tổn hại. Xây dựng mối quan hệ thực dụng trong nhóm OPEC+ với Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Qatar, cũng như Iran. 

Ngoài ra, Nga cũng tăng cường việc sử dụng các hệ thống và công cụ thanh toán không phải phương Tây trong thương mại song phương. Hỗ trợ việc mở rộng cũng như đầu tư vào các thể chế kinh tế ngoài phương Tây như Khối các nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) để hai khối này trở thành những nền tảng kinh tế và an ninh hàng đầu… 

Tin cùng chuyên mục