Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Chính sách pháp luật cần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội

Ngày 19-6, tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận 4, TPHCM, Tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị số 1 TPHCM, gồm: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chính ủy Bộ Tư lệnh TPHCM - Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa và Phó Bí thư Quận ủy Bình Thạnh Lâm Đình Thắng, đã có cuộc tiếp xúc với hơn 300 đại diện cử tri các quận 1, 3 và 4.

Tham dự cuộc tiếp xúc cử tri còn có Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, Phó đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê…
Chủ tịch nước Trần Đại Quang:  Chính sách pháp luật cần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội ảnh 1 Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri các quận 1, 3, 4 (TPHCM)
                              Ảnh: Hoàng Hùng

 Cần lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật


Theo cử tri Nguyễn Văn Đương (phường 5, quận 4), Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu) dù đã được các cơ quan soạn thảo chuẩn bị khá kỹ, nhưng khi đưa ra thảo luận đã có nhiều ý kiến khác nhau ngay trong các ĐBQH và nhiều chuyên gia, cử tri cả nước. “Luật Đặc khu không mới, đã được nhắc đến nhiều lần và hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng. Thế nhưng, với đặc thù phát triển ở Việt Nam thì có nhiều khác biệt. Nếu hai dự luật quan trọng này và nhiều dự luật khác trước khi đưa ra thảo luận tại Quốc hội được lấy ý kiến rộng rãi trong cả nước thì sẽ tạo được đồng thuận, nhất trí cao hơn. Những phần tử xấu cũng không thể lợi dụng chống phá chúng ta được…”, ông Đương nêu ý kiến.

Cử tri Đoàn Đình Dũng (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) cũng cho rằng trong nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, báo chí truyền thông và hệ thống chính trị của chúng ta chưa thực sự là diễn đàn, nơi tiếp nhận thông tin, góp ý, kiến nghị của nhân dân, để nhân dân dựa vào đó bày tỏ chính kiến, phản biện xã hội một cách đúng mức nhất. Cử tri Lê Thanh Tùng (phường 7, quận 3) nói: “Thiếu thông tin ngay trong nội bộ thì không thể nắm để giải thích, hướng dẫn cho quần chúng biết được. Đây là lỗ hổng thông tin mà kẻ xấu lợi dụng, tung lên mạng xã hội những luận điệu sai sự thật nhằm kích động, lôi kéo nhân dân tham gia vào các vụ biểu tình, gây rối vừa qua”. Cử tri Hoàng Thị Lợi (phường Bến Nghé, quận 1) cho rằng phản ứng trước các vụ việc biểu tình, gây rối vừa qua của chúng ta còn chậm, nhất là hệ thống báo chí truyền thông, để cho phần tử xấu lợi dụng khai thác và sau Luật An ninh mạng, Quốc hội cần sớm thông qua Luật Biểu tình. 

Tiếp thu những ý kiến xác đáng

Ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của đại diện cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Việc xây dựng Luật Đặc khu là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là: Xây dựng một thể chế mang tính đột phá, ưu đãi vượt trội, đủ sức cạnh tranh, thu hút đầu tư, nhằm tạo động lực phát triển các đặc khu lan tỏa đến các vùng kinh tế và cả nước, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững, gắn với bảo đảm độc lập chủ quyền, bảo đảm quốc phòng an ninh. Chủ trương này đã được bàn đến ở nhiều nhiệm kỳ đại hội Đảng, được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 và nhiều dự luật đã được Quốc hội thông qua. Các cơ quan soạn thảo dự luật quan trọng này đã được các bộ, ngành Trung ương, Chính phủ, các chuyên gia, các tầng lớp nhân dân nghiên cứu, cho ý kiến trước khi đưa ra Quốc hội. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến cử tri cả nước, chúng ta làm chưa được sâu rộng. Mặt khác, đây là một dự luật mới, khá phức tạp, chúng ta chưa có kinh nghiệm xây dựng. Chính vì thế, cần phải dừng lại để tiếp tục lấy ý kiến trong nhân dân và sẽ hoàn chỉnh, thông qua trong kỳ họp tới”. 

Về Luật An ninh mạng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh đến tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của sự phát triển đất nước trong thời kỳ bùng nổ thông tin và Internet. Chủ tịch Trần Đại Quang nói: “Tiện ích của Internet là vô cùng lớn để chúng ta tận dụng, khai thác cho yêu cầu phát triển. Nó có lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, cũng như ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Luật An ninh mạng tận dụng những lợi ích đó để phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước. Luật còn góp phần quản lý, xử lý, hạn chế tối đa những tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển của đất nước và cộng đồng. Đồng thời, cũng bảo đảm quyền lợi của cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động qua Internet; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại các hoạt động trên không gian mạng để xâm phạm lợi ích quốc gia, tuyên truyền phá hoại đất nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch”.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng tiếp thu những kiến nghị thỏa đáng của cử tri về cần thiết phải nâng cao công tác tuyên truyền, mở rộng hình thức tiếp nhận thông tin, phản ánh của cử tri và nhân dân về các dự án luật trước khi ban hành, làm sao để người dân hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đồng thời, khi có những vấn đề phát sinh, các cơ quan hữu quan và hệ thống chính trị cần thông tin, giải thích một cách cụ thể để nhân dân hiểu rõ, tránh bị kẻ xấu lôi kéo, kích động. Đây là vấn đề rất thiết thực, nhưng thực tế thời gian qua chúng ta làm chưa tốt, nhất là hệ thống tuyên truyền, chưa đáp ứng được mong muốn của Đảng, Nhà nước và đồng bào cử tri cả nước. “Tới đây, phải khắc phục cho được công tác này, để làm sao nhân dân không nghe theo sự xúi giục, kích động của kẻ xấu, không tham gia biểu tình trái phép, có hành vi quá khích gây mất ổn định trật tự xã hội. Đồng thời, các cơ quan pháp luật cần kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng thù địch, cơ hội chính trị, phản động lợi dụng chống phá Đảng và Nhà nước ta”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.

Tại cuộc tiếp xúc, vấn đề tham nhũng cũng được nhiều đại diện cử tri nêu lên và kiến nghị với Đảng, Nhà nước cần làm mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn. Cử tri Lê Thanh Tùng (phường 7, quận 3) nói: “Những sai phạm phổ biến là không làm theo quy hoạch, thu hồi đất sai, bồi thường đất với giá thấp so với thị trường làm người dân bức xúc, mà điển hình là ở Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Phước Kiểng đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Còn nhiều vụ việc khác ở TPHCM từ nhiều năm trước cũng cần được sớm điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm để làm gương cho cán bộ và lấy lòng tin trong nhân dân”.

Năm 2021, phải thông tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ

Ngày 19-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị TP Cần Thơ tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV tại Quân khu 9 và Công an TP Cần Thơ. Sau khi nghe những kiến nghị của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thông tin nhiều điểm mới về Luật Quốc phòng vừa được thông qua như: chính sách phối hợp trong hoạt động quốc phòng; nhiệm vụ phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh; quy định cụ thể về quân sự, chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh thông tin; tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; quy định về phòng thủ quân khu,... Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải bắt buộc có tính lưỡng dụng, vì mục đích xã hội và quốc phòng an ninh.

Đối với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội cho biết nhiệm vụ Quốc hội giao cho Chính phủ tới năm 2021 là phải thông tuyến đến Cần Thơ. Nguồn vốn, tiền bạc đã bố trí từ nguồn trái phiếu chính phủ và BOT. Bộ trưởng Bộ GTVT vừa cam kết trước Quốc hội, tới 2020 sẽ thông tuyến đến Mỹ Thuận. Các ĐBQH sẽ giám sát lời hứa của bộ trưởng và các thành viên Chính phủ sẽ báo cáo trước Quốc hội.

TUẤN QUANG 

Tin cùng chuyên mục

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đưa vào hoạt động Không gian văn hóa "Bác Hồ với nông dân"

Ngoài bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh "Bác Hồ với nông dân" còn có nhiều sách, hiện vật gắn liền cuộc đời Bác. Không chỉ vậy, nơi đây được trồng nhiều cây xanh, hoa để tạo nét đẹp hiền hòa, xanh mát, thu hút người dân đến tham quan, học tập.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.