Sáng 5-7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Tại đây, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Thi đua, khen thưởng; Luật Điện ảnh; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật Điện ảnh năm 2022 với mục đích thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013 nhằm xây dựng nền điện ảnh Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong tổng thể phát triển của văn hóa - xã hội, đảm bảo tính minh bạch, tính khả thi cao và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Luật gồm 8 chương, 50 điều, thay thế Luật Điện ảnh năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009. Luật Điện ảnh năm 2022 có những điểm mới cơ bản là: kế thừa, sửa đổi, bổ các khái niệm thuật ngữ quy định tại Luật Điện ảnh năm 2006 và bổ sung sung một số thuật ngữ như: “Công nghiệp điện ảnh”, “Phân loại phim”, “Phim Việt Nam”, "Trường quay”, “Địa điểm chiếu phim công cộng”…
Luật đã thể hiện rõ hơn cơ chế, biện pháp của Nhà nước huy động mọi nguồn lực đầu tư, phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh; sắp xếp lại theo nhóm chính sách để bảo đảm tính logic, phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách Nhà nước đồng thời khuyến khích tăng cường, xã hội hóa hoạt động điện ảnh… Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2023.

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 gồm 7 chương, 157 điều, trong đó có sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến việc thực hiện cam kết của Việt Nam về thành lập chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài; về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp bảo hiểm.
Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan; phù hợp với thực tiễn, giải quyết những vướng mắc trong thời gian vừa qua về bảo hiểm bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tải bảo hiểm, bảo hiểm vi mô.
Những sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao yêu cầu quản lý nhà nước, trong đó bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Bổ sung quy định Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài trong việc quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam; thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin quản lý, giám sát cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm….
Luật có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2023 (một số điều khoản của luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2028).

Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Cấm Dơi
-
Ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Thành ủy TPHCM và Bộ Chỉ huy BĐBP TPHCM
-
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kazakhstan
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi
-
Ông Võ Đức Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh
-
Xử lý hạn chế, bất cập trong triển khai chính sách phát triển kinh tế
-
Thí điểm thành lập Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc tại TPHCM
-
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak