Theo đó, khu vực di sản thế giới được bảo vệ như đối với khu vực bảo vệ I của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Vùng đệm của khu vực di sản thế giới được bảo vệ như đối với khu vực bảo vệ II của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với việc lập quy hoạch tổng thể di sản thế giới theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về di sản văn hóa.
Nghị định cũng quy định cụ thể nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới. Cụ thể, tổ chức này có nhiệm vụ lập phương án và tổ chức triển khai thực hiện phương án bảo vệ và quản lý di sản thế giới ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, tổ chức giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới, kịp thời ngăn chặn hành vi xâm hại di sản thế giới và báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới di sản thế giới; triển khai các hoạt động để quảng bá, trưng bày, giới thiệu về di sản thế giới. Đặc biệt, tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới phải đánh giá được tác động của hoạt động du lịch đối với di sản thế giới và đề xuất phương án giảm thiểu tác động làm suy giảm giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải: Quan tâm chăm lo đời sống, sức khỏe người dân xã đảo Thạnh An
-
Thủ tướng chủ trì hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”
-
Thêm cây bàng vuông ở Trường Sa đến với huyện Cần Giờ
-
Tưởng vô hại, hại vô kể
-
Bắc bộ và Trung bộ mưa to đến ngày 22-8
-
Tiếp nhận ảnh phục dựng 10 nữ anh hùng liệt sĩ TNXP Ngã ba Đồng Lộc
-
Bình yên trên bến cảng Sài Gòn
-
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Phát triển Củ Chi thành điểm du lịch hòa bình
-
Chủ tịch HĐND TPHCM trao quà cho gia đình cách mạng tại Bình Định
-
TPHCM dẫn đầu cả nước hoàn thành gói chi hỗ trợ thất nghiệp do Covid-19