Dấu hiệu nhận biết bệnh máu trắng (ung thư máu)

Máu trắng là một dạng ung thư máu khi các tế bào bạch cầu phát triển không bình thường. Vậy, bệnh máu trắng có những dấu hiệu gì. Muốn phòng bệnh, bạn cần phải nắm rõ triệu chứng và nguy cơ để bảo vệ mình tốt hơn

Cần sớm nhận biết bệnh máu trắng để có phương pháp điều trị kịp thời
Cần sớm nhận biết bệnh máu trắng để có phương pháp điều trị kịp thời

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư máu. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu người ta có thể thấy, ung thư máu thường gặp ở những người tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao, tiếp xúc trong lĩnh vực điện từ làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Ngoài ra, ung thư máu còn có yếu tố di truyền.

Việc điều trị bệnh bạch cầu khá tốn kém và tỉ lệ tử vong cũng rất cao. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm bệnh ung thư máu có yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của người bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu của bệnh máu trắng (ung thư máu) mà bạn không thể bỏ qua.

Đau xương, khớp là dấu hiệu của máu trắng dễ nhầm với một số bệnh khác. Bệnh nhân cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ khi tủy xương mở rộng do sự tích tụ của tế bào bạch cầu trong tủy. Vị trí hay đau nhất là xương chân và cánh tay.

Những cơn đau đầu kéo dài và khủng khiếp là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng của bệnh bạch cầu. Do lưu lượng máu đến não và tủy sống bị hạn chế khi mạch máu teo lại tạo ra những cơn đau nửa đầu.
Khối u bất thường hoặc sưng bạch huyết ở các tuyết và hạch bạch huyết. Người bệnh xuất hiện khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng. 
Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh máu trắng. Khi số lượng hồng cầu giảm, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu, hay buồn ngủ, thường xuyên nghỉ hoặc ngồi, khó thực hiện các sinh hoạt bình thường.
Bệnh nhân bị máu trắng dễ bị chảy máu và bầm tím. Một số người xuất hiện các cụm đốm đỏ hoặc tím nhỏ dễ nhầm với phát ban nhưng thực chất đó là các mạch máu bị vỡ do số lượng tiểu cầu thấp. Đặc biệt cần chú ý khi các vết loét không lành, chảy máu cam thường xuyên không rõ nguyên nhân, chảy máu lợi ngay cả khi không bị bệnh nướu răng hoặc phụ nữ kéo dài kỳ kinh bất thường.
Do bị giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng. Các tế bào ung thư máu phát triển nhanh, lấn át các bạch cầu bình thường nên khi thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cơ thể mất đi những “chiến binh” chống lại tác nhân bên ngoài.

Cơ chế sinh bệnh máu trắng
 Do lượng hồng cầu ít nên không đủ ôxy cung cấp cho các cơ quan của cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Một số người phải thở gấp trong khi nhiều người lúc nào cũng có cảm giác thiếu ôxy. Bản thân bệnh nhân cũng có thể nhận thấy hơi thở nhanh hơn bởi cơ quan hô hấp đang làm việc tích cực hơn giúp cơ thể có đủ không khí để thở.

Bệnh máu trắng cấp tính tiến triển có thể gây sưng gan hoặc lá lách dẫn đến đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng dưới xương sườn. Một số bệnh nhân bị nôn hoặc buồn nôn do sưng gan hoặc lá lách.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh bặch cầu hay còn gọi là bệnh ung thư máu, bệnh máu trắng đã và đang tiếp tục gia tăng, gây ra mối quan tâm lo ngại không chỉ đối với những người trẻ tuổi mà kể cả người lớn tuổi, cộng đồng người làm trong ngành sức khỏe y tế cũng vô cùng quan tâm.

Trước đây, những người trẻ tuổi hiếm khi bị bệnh bạch cầu nếu họ không phải thuộc nhóm người có yếu tố di truyền bẩm sinh, nhưng trong những năm gần đây đã có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như hít phải hóa chất và sống trong môi trường độc hại.

Mặc dù bệnh bạch cầu không phải là một căn bệnh nan y đáng sợ, nhưng một khi mắc bệnh thì chi phí điều trị lại rất tốn kém về cả tiền bạc và thời gian, cả tâm trí lẫn cơ thể đều bị ảnh hưởng lớn trong và sau khi điều trị.

Để ngăn ngừa và sớm phát hiện bệnh để điều trị, đây là thông tin bạn nên biết thêm về các triệu chứng sớm nhất của bệnh ung thư máu. Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh bạch cầu là gì? Những người nào có nguy cơ cao mắc bệnh cần phải đặc biệt chú ý? Sau đây là câu trả lời quan trọng dành cho bạn.

Các triệu chứng cảnh báo sớm bệnh ung thư máu

Sốt, thiếu máu, đau chân tay, chảy máu... là những triệu chứng tiền thân của bệnh bạch cầu.

Sốt là triệu chứng bệnh có nguyên nhân cốt lõi xuất phát từ lý do nhiễm trùng, nhưng không phải tất cả các trường hợp sốt đều có khả năng cảnh báo triệu chứng của bệnh bạch cầu. 

Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu sẽ có nhiều bạch cầu hơn so với người bình thường, các tế bào máu trắng dư thừa là các tế bào khối u ác tính và chúng không thể ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Khi khả năng phòng thủ và đề kháng của người bệnh giảm sút, rất dễ bị phát sốt do nhiễm trùng. Sau khi kiểm soát nhiễm trùng, số lượng bạch cầu sẽ giảm và các triệu chứng sẽ được giảm bớt.

- Các triệu chứng xuất huyết liên quan đến thiếu máu là sự khởi đầu của bệnh bạch cầu và được gây ra bởi nguyên nhân số lượng tiểu cầu thấp.

- Thiếu máu là một triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu gây ra bởi sự ức chế sự phát triển của các tế bào máu đỏ do các tế bào máu trắng ác tính lấn át. Thiếu máu đơn thuần sẽ không gây sốt và các triệu chứng chảy máu, nhưng thiếu máu do bệnh bạch cầu sẽ kèm theo sốt và các triệu chứng chảy máu.

- Đau chân tay là do sự xâm nhập của bạch cầu ác tính, thường kèm theo triệu chứng phổ biến nhất là cơ quan gan, lách có dấu hiệu to hơn (sưng phù). Bệnh nhân có gan to rõ ràng sẽ có các triệu chứng đi kèm như đầy hơi, chán ăn và giảm cân.

Đó là những triệu chứng cơ bản nhất của bệnh ung thư máu. Chỉ cần có một hoặc hơn một các triệu chứng trên kéo dài nhiều ngày không rõ nguyên nhân, bạn cần phải đi khám càng sớm càng tốt.

Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu

- Đa dạng về giới tính và độ tuổi

Những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu thường khá rộng, tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu rất đa dạng, bao gồm cả trẻ em, người lớn và người già đều có nguy cơ có thể bị ảnh hưởng.

- Yếu tố di truyền

Một trong 2 người (cha mẹ) là bệnh nhân ung thư bạch cầu thì đứa con của họ sinh ra thường là người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.

- Môi trường độc hại

Những người làm việc trong môi trường bức xạ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao.

Ngoài ra, những người tiếp xúc với benzen và các dẫn xuất của nó đều có nguy cơ cao bị bệnh bạch cầu.

- Người đang điều trị bệnh phải dùng thuốc đặc biệt

Một số loại thuốc độc để diệt tế bào ung thư nhất định cũng có thể góp phần gây bệnh bạch cầu và người dùng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu.

- Bức xạ

Các bức xạ ion hóa khác nhau cũng có thể gây ra bệnh bạch cầu, nhóm người thường xuyên tiếp xúc hoặc trị liệu với bức xạ dài hạn có nguy cơ cao bị bệnh bạch cầu.

- Đột biến nhiễm sắc thể

Những người bị đột biến nhiễm sắc thể cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao và nên thận trọng.


Khi có những dấu hiệu kể trên cần đến ngay các cơ sở y tế xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh máu trắng.

Tin cùng chuyên mục