Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới để nuôi cấy mô thực vật trong phòng thí nghiệm - giống như cách tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm. Cô Ashley Beckwith, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết thế giới đang phải đối mặt với “nhu cầu ngày càng tăng với các sản phẩm làm từ cây trồng, từ thực phẩm, nguyên liệu dùng cho cơ sở hạ tầng, hàng tiêu dùng đến cây trồng để sản xuất nhiên liệu năng lượng sinh học, trong khi diện tích đất trồng trọt ngày càng thu hẹp”. Cô hy vọng gỗ trồng trong phòng thí nghiệm một ngày nào đó có thể bổ sung cho các phương pháp lâm nghiệp truyền thống.
Theo nhà nghiên cứu Beckwith, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu bằng cách tạo ra các cấu trúc gỗ nhỏ. Họ hy vọng sẽ sớm tăng được kích thước của các cấu trúc được sản xuất. Việc tạo ra loại gỗ với kích thước bằng một chiếc bàn cà phê sẽ là một quá trình mất vài tháng, nhưng rõ ràng là nhanh hơn nhiều so với việc một cây có thể mất 20 năm mới có thể cho gỗ.
Mặc dù nghiên cứu đang ở giai đoạn đầu, nghiên cứu sinh tiến sĩ của MIT cho biết, cô hy vọng có thể thấy tiến bộ thực sự trong vòng 10 năm. “Đó là một tầm nhìn tuyệt vời và mọi người đã thực sự nắm bắt được khái niệm”, cô Beckwith nói. Theo cô, đây là vấn đề mà nhiều người trong chúng ta nhận thức được và muốn tham gia giải quyết, vì vậy cô hy vọng nhóm sẽ thu hút nhiều người tham gia hơn để biến điều này sớm thành hiện thực.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam
-
Khuyến nghị xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ
-
2 nhà khoa học nữ nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai trương văn phòng FPT Software tại New York
-
Chuyển đổi số góp phần xây dựng Thừa Thiên – Huế thành thành phố Trung ương
-
VNPT SmartCA đoạt giải vàng B2B Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương
-
Viettel và Qualcomm hợp tác phát triển hạ tầng 5G
-
VNPT và Casa Systems hợp tác trong lĩnh vực 5G
-
Bảo vệ “biên cương văn hóa” Tổ quốc từ sớm, từ xa
-
Startup tiếp tục “hút” vốn đầu tư