Trong đó, số vụ tấn công Malware (tấn công cài mã độc) được ghi nhận nhiều hơn cả, với 623 vụ. Số vụ tấn công Phishing (tấn công lừa đảo) và Deface (tấn công thay đổi giao diện) lần lượt là 449 và 199 vụ. Theo phân tích của chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC, thuộc Cục An toàn thông tin), các tổ chức, cá nhân tội phạm mạng vẫn đang tăng cường lợi dụng sự quan tâm của người dân tới thông tin tình hình dịch Covid-19 để lừa đảo, phá hoại và đánh cắp thông tin trái phép.
Theo NCSC, trong năm 2020, tác động của dịch Covid-19 đã làm gia tăng đáng kể các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng. Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trường học, doanh nghiệp tổ chức học, làm việc trực tuyến… nên đã tạo ra nhiều thách thức về an toàn an ninh mạng cho Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. Số lượng mã độc, website độc hại đều tăng đột biến so với các năm trước. Bên cạnh đó, trong thời gian thế giới dồn lực để đối phó với dịch Covid-19 cũng là cơ hội để nhiều nhóm tin tặc trên khắp thế giới hoạt động tích cực. Số lượng các lỗ hổng bảo mật bị phát hiện và khai thác trong năm 2020 cũng tăng đột biến, trong đó có hàng loạt lỗ hổng thuộc về các sản phẩm, phần mềm, ứng dụng đang được sử dụng rộng rãi. Các nhóm tin tặc khác nhau đã lợi dụng những lỗ hổng bảo mật này để tiến hành hàng loạt chiến dịch tấn công mạng, đặc biệt là hình thức tấn công có chủ đích APT mà nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam cũng trở thành nạn nhân.
Thống kê của NCSC và Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, trong năm 2020 đã có gần 1 triệu cuộc tấn công mạng vào các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trọng yếu ở Việt Nam. Ban Cơ yếu Chính phủ và NCSC khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là những hệ thống CNTT trọng yếu cần nâng cao năng lực, tăng cường phối hợp lực lượng chuyên trách về an toàn thông tin. Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) cho rằng, để giải quyết những thách thức về an ninh mạng, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung tay của các bộ, ban, ngành, địa phương và cả người dân, cùng sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với khu vực tư nhân. Đặc biệt, cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh mạng; tăng cường những biện pháp bảo mật dữ liệu, nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng phù hợp; chủ động phòng ngừa, không được chủ quan về công tác bảo mật dữ liệu và đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 2 công trình KH-CN ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Giải thưởng VinFuture mùa 2 chính thức bước vào vòng sơ khảo
-
Gia tài của một nhà khoa học tận tụy với đời
-
Bình Định làm khác để tôn vinh các trí thức tiêu biểu
-
Tránh việc Trung tâm điều hành đô thị thông minh bị “đắp chiếu” vì không có dữ liệu
-
Dùng căn cước công dân rút tiền tại ATM: Đối sánh dữ liệu công dân trước khi được rút tiền
-
Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022
-
Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh quốc tế về blockchain
-
Quảng Trị và Israel: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo