Ngày 13-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố báo cáo “Điểm lại”, cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3-2023. Bản báo cáo với tiêu đề “Đánh thức tiềm năng dịch vụ để tăng trưởng” nêu nhận định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước khoảng 6,3% trong năm 2023, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm trước.
Ngày 8-3, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cảnh báo có thể sẽ đẩy mạnh giải pháp tăng lãi suất để chống lạm phát. Ngay lập tức, tỷ giá đồng USD so với đồng bảng Anh, EUR và yen đã đồng loạt tăng.
Trao đổi với Báo SGGP xung quanh loạt bài “Lãi suất cao làm suy kiệt nền kinh tế”, nhiều chuyên gia cho rằng, lãi suất ở Việt Nam hiện nay quá cao, cần phải tính toán giảm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng đặt vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ các khó khăn của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, tạo sinh kế, công ăn việc làm cho người dân...
Cơ quan Thống kê Liên bang Đức vừa công bố số liệu cho thấy nền kinh tế Đức đang trên bờ vực suy thoái khi sản lượng kinh tế cuối năm 2022 sụt giảm nhiều hơn so với dự báo, ở mức âm 0,4% thay vì âm 0,2%.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa công bố biên bản cuộc họp tháng 1, trong đó nêu rõ lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2%, trong khi thị trường lao động bất ổn tiếp tục gây áp lực đối với tiền lương và giá cả.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s nhận định, lạm phát đã vượt đỉnh ở hầu hết các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, khi mà xu hướng tăng giá đang có chiều hướng giảm tại Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.
Theo kết quả khảo sát của Tổ chức nghiên cứu Conference Board, trong tháng 1-2023, niềm tin của người tiêu dùng tại Mỹ đã giảm do lo ngại về triển vọng của nền kinh tế trong những tháng tới và triển vọng việc làm.
Chính phủ Đức vừa điều chỉnh dự báo tăng trưởng tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu, theo đó nền kinh tế nước này dự kiến tránh được nguy cơ rơi vào suy thoái trong năm nay. Dự báo được điều chỉnh trong bối cảnh niềm tin kinh doanh tại Đức tiếp tục tăng trong tháng 1-2023, tháng tăng thứ 4 liên tiếp và cuộc khủng hoảng năng lượng có xu hướng hạ nhiệt.
Năm 2022 khép lại với sự ngỡ ngàng của các nhà đầu tư (NĐT) về năng lực dự báo và điều hành của cơ quản quản lý. Ngay cả những người nắm nhiều thông tin nhất như các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cũng bị coi “rất tầm thường” trong năng lực dự báo lạm phát và đưa ra những phản ứng chính sách ít ai ngờ tới.
Năm 2022 được đánh dấu bằng 3 cú sốc: Thứ nhất là địa chính trị (xung đột Nga-Ukraine), thứ hai là hàng hóa (năng lượng, lương thực). 2 cú sốc này đã hình thành cú sốc thứ ba, đó là thách thức kinh tế vĩ mô lớn nhất cho cả hiện tại và tương lai. Liệu bước sang năm 2023, tình hình có khả quan hơn?
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, sức mua tương đối cao, vì thế thường nhận được những nhận xét “có cánh”, những đánh giá lạc quan từ các nhà kinh tế hay tổ chức quốc tế uy tín: Từ “dẫn đầu khu vực” cho đến “con rồng châu Á”.
Chính sách thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương (NHTW) trên thế giới khiến nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, thậm chí có thể rơi vào suy thoái trong 2023. Với độ mở lên đến hơn 200% GDP, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động mạnh từ kinh tế toàn cầu.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Liên hiệp quốc (LHQ) dự báo tăng trưởng việc làm toàn cầu trong năm nay sẽ ở mức 1%, chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng 2% của năm ngoái và thấp hơn mức dự báo 1,5% do ILO đưa ra trước đó.
Các nhà kinh tế học nhận định, trong năm 2023 nước Anh sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất so với các quốc gia khác trong Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7).