Ngân hàng đầu tiên của nhân loại là một đền thờ

Vào thời kỳ đầu của các đế chế cổ đại, chuyện đóng thuế thường niên bằng các loại nông sản có thể coi là hợp lý, nhưng khi các đế chế mở rộng hơn, loại hình thanh toán này dần trở nên thiếu thực tế. 
Di tích ngân hàng - đền thờ ở Rome, Italy
Di tích ngân hàng - đền thờ ở Rome, Italy

Tiền xu được làm từ nhiều chất liệu, với các kích cỡ khác nhau được phục vụ ở nơi mà tiền giấy bị coi là mỏng manh và kém bền. Tuy nhiên, những đồng xu giá trị ấy cần được cất giữ ở những nơi an toàn. Những ngôi nhà thời cổ đại không có những chiếc két sắt như chúng ta hiện nay, do đó, hầu hết những người giàu có đều giữ xu tại các ngôi đền thờ riêng. 

Có những ghi chép từ Hy Lạp, Rome, Ai Cập và Babylon cổ đại cho thấy các ngôi đền, ngoài là nơi cất giữ tiền an toàn, còn cho vay tiền. Hầu hết các ngôi đền là những trung tâm tài chính của thành phố đó, và đó cũng là lý do chính khiến nó luôn bị lục soát gắt gao trong các cuộc chiến tranh. Các ngôi đền thường xử lý các khoản vay lớn, cũng như các khoản vay mang tính quốc gia, và những người chủ ngôi đền cũng độc chiếm luôn số tiền còn lại.

Người La Mã và chính quyền của họ, bằng cách thức riêng đã đưa ngân hàng thoát ly khỏi các đền thờ và hợp pháp hóa trong những tòa nhà riêng biệt. Khi đế chế La Mã sụp đổ, một số tổ chức ngân hàng của nó vẫn tồn tại. Sau đó, các quốc vương khác nhau trị vì châu Âu đã phải công nhận những ưu điểm của các tổ chức ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục