Những hình thức tất toán sổ tiết kiệm
Thông thường, nếu khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì khách có thể tất toán bất kỳ thời điểm nào có nhu cầu. Còn nếu như trường hợp khách gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì thời gian tất toán được chia thành 3 trường hợp sau:
+ Tất toán trước hạn
Rút vốn trước hạn là việc khách hàng có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn. Khi đó ngân hàng sẽ tiến hành tất toán trước hạn tài khoản tiền gửi tiết kiệm theo yêu cầu của khách. Tuy nhiên, khách hàng cũng nên cân nhắc với hình thức rút vốn trước hạn, vì số tiền lãi chỉ tính trên lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất.
+ Tất toán đúng hạn
Tại ngày đến hạn của tài khoản tiền gửi tiết kiệm, nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn, ngân hàng sẽ tiến hành tất toán tài khoản. Khi đó khách hàng sẽ nhận được toàn bộ số tiền gốc đã gửi và số tiền lãi tương ứng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn theo thỏa thuận với ngân hàng.
+ Tất toán quá hạn
Khi đến hạn của kỳ hạn gửi, số tiền lãi đến hạn mà khách hàng nhận được sẽ được tính theo mức lãi suất có kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn gửi đã thỏa thuận.
Trường hợp tại ngày đến hạn, khách hàng không đến rút vốn, để nâng cao lợi ích và sự linh hoạt cho khách hàng, thông thường ngân hàng sẽ thực hiện tái ký gửi tài khoản tiền gửi tiết kiệm thêm kỳ hạn mới, với lãi suất hiệu lực tại thời điểm tái ký gửi theo quy định của mỗi ngân hàng. Sau thời điểm tái ký gửi mà khách hàng có nhu cầu rút vốn thì được gọi là tất toán trước hạn của kỳ hạn tái ký gửi (còn gọi là tất toán quá hạn).
Nên chọn hình thức tiền gửi tiết kiệm để tối ưu hóa sinh lợi phù hợp với nhu cầu
Các ngân hàng hiện cung cấp nhiều hình thức gửi tiết kiệm đa dạng để phù hợp nhu cầu tài chính của khách hàng. Chẳng hạn như ở Ngân hàng Sài Gòn - SCB, khách hàng có thể lựa chọn một trong những hình thức gửi tiết kiệm bằng các sản phẩm: Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thông thường, Tích lũy linh hoạt, Tiết kiệm sinh lời mỗi ngày, Tiết kiệm song hành - Bảo hiểm toàn tâm, Tiết kiệm Đắc Lộc Tài, Tiết kiệm Đắc Lộc Phát, Tiền gửi tiết kiệm online…
Nên chọn kỳ hạn gửi phù hợp
Hiện nay, các sản phẩm tiết kiệm được các ngân hàng thiết kế rất nhiều kỳ hạn để khách hàng linh hoạt lựa chọn: kỳ hạn ngày và kỳ hạn tháng.
Do đó, tùy vào tình hình thực tế, trước khi gửi, ngoài việc lựa chọn sản phẩm tiết kiệm tối ưu, khách hàng nên cân nhắc kỹ sẽ gửi kỳ hạn nào là phù hợp nhất. Nếu bạn chưa có kế hoạch tài chính hoặc những dự định sử dụng tài chính trong tương lai, bạn có thể chia số tiền gửi thành nhiều tài khoản tiền gửi tiết kiệm tương ứng các kỳ hạn gửi ngắn hoặc dài khác nhau. Với hình thức gửi như vậy, bạn sẽ linh hoạt trong sử dụng vốn mà không cần tất toán trước hạn cũng như tối đa hóa tiền lãi tiết kiệm nhận được.
Nên gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền?
Bên cạnh việc lựa chọn hình thức và kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp, để tránh thường xuyên phải tất toán trước hạn, bạn cũng cần chọn số tiền gửi tiết kiệm phù hợp. Tùy vào tình hình tài chính, mỗi người có thể duy trì một tỷ lệ tiết kiệm so với thu thập hàng tháng khác nhau. Tuy nhiên, đa số có thể tiết kiệm khoảng 10-20% thu thập hàng tháng của mình mà không ảnh hưởng nhiều đến lối sống và sinh hoạt.
Đối với những tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở từ ngày 5-7-2019, SCB quy định khi khách hàng gửi tiết kiệm và có nhu cầu rút tiền, SCB thực hiện tất toán toàn bộ sổ tiết kiệm, không áp dụng rút vốn một phần.
Với những tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở trước ngày 5-7-2019, SCB vẫn thực hiện theo quy định thể lệ sản phẩm đến hết kỳ hạn gửi tương ứng.
Khách hàng nên lưu ý về quy định này khi muốn rút một phần vốn trước hạn trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của mình và tiếp tục gửi phần vốn còn lại. Trong trường hợp này, SCB sẽ thực hiện tất toán toàn bộ tài khoản tiền gửi và mở mới tài khoản tiền gửi cho phần vốn còn lại với ngày mở, kỳ hạn, lãi suất tính từ thời điểm mở tài khoản mới.