Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên Chỉ số hoạt động môi trường (IPE) do Đại học Yale thiết lập. Chỉ số được tạo ra từ 11 tiêu chí, trong đó có tiêu chí sức khỏe môi trường, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường sống của động vật, phát triển nông nghiệp bền vững, hạn chế phát thải khí CO2.
Theo kết quả của IPE, Đan Mạch đứng ở vị trí số 1 với 82,5 điểm (tăng 7,3 điểm), vượt Luxembourg - quốc gia đã tăng 11,6 điểm để đạt 82,3 điểm. Đan Mạch là quốc gia tiên phong trong việc xây dựng các dự án năng lượng sạch nhằm tiến tới mục tiêu cắt giảm 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Pháp đứng ở vị trí thứ 5 với 80 điểm. Đức xếp ở vị trí thứ 10 với 77,2 điểm.
Nghiên cứu của Đại học Yale cũng chỉ ra rằng việc đánh giá các tiêu chí về môi trường một quốc gia phụ thuộc nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó. Lý do là các biện pháp bảo vệ môi trường, khí hậu đều tốn nhiều chi phí và không phải quốc gia nào cũng có khả năng chi trả. Do đó, các nước kém phát triển đều nằm cuối danh sách như Burundi, Bờ Biển Ngà, hay Liberia.
Các tin, bài viết khác
-
Xả súng tại trường học ở bang Texas (Mỹ), hơn 20 người thiệt mạng
-
Nông trại hy vọng ở Manguinhos
-
Covid-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson
-
ILO: Nguy cơ đe dọa thị trường lao động toàn cầu
-
TikTok cho phép các nhà sáng tạo nội dung tính phí
-
Tần suất nắng nóng ở Nam Á có thể cao gấp 30 lần
-
Bệnh đậu mùa khỉ ít có nguy cơ thành đại dịch
-
Thế giới: Hơn 100 triệu người buộc phải di tản
-
Tân Thủ tướng Australia công bố các ưu tiên
-
Myanmar tìm thấy 14 thi thể người di cư trôi dạt vào bờ biển