Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”. Đây cũng là điều mà Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh nhiều lần tại hội nghị Chính phủ mở rộng với tất cả các địa phương trong những ngày cuối cùng của năm 2017.
Trong Nghị quyết 01, Chính phủ đã xác định trọng tâm chỉ đạo điều hành trong năm 2018 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Nhóm 9 giải đồng bộ từ kinh tế - xã hội đến giữ vững an ninh quốc phòng, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại cũng đã được Chính phủ đề ra để thực hiện. Trong đó, Chính phủ xác định trọng tâm đầu tiên vẫn là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Phấn đấu tăng thu ngân sách 3% so với dự toán Quốc hội giao. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở mức 3,7% GDP.
Với Nghị quyết 01, Chính phủ cũng công bố mục tiêu trong năm 2018, phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập. Chính phủ cho biết sẽ quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp. Dừng việc giao bổ sung biên chế. Trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với số giao năm 2015. Kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ. Xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các tổ chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, Chính phủ nhấn mạnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra các vụ án tham nhũng lớn để truy tố, xử lý nghiêm minh trước pháp luật theo tinh thần không có vùng cấm, tất cả hành vi vi phạm để phải được xử lý đúng pháp luật.
Triển khai thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều quan tâm, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài. Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng...
Như vậy, có thể thấy, thông điệp về nhiệm vụ năm 2018 của Chính phủ khá rõ ràng, thể hiện qua những kết luận mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại hội nghị Chính phủ mở rộng triển khai nhiệm vụ năm 2018, và được cụ thể hóa tại Nghị quyết 01 được ban hành đúng ngày 1-1.
Việc ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2018, Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết 01 cũng thể hiện rõ tinh thần quyết liệt, hành động ngay từ ngày đầu, tháng đầu, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng: “chủ trương 1, biện pháp 10”, không để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”. Chủ trương đã có, giải pháp đồng bộ đã được đề ra, quan trọng nhất là tổ chức thực hiện. Mà khâu tổ chức thực hiện theo Thủ tướng đánh giá vẫn là một khâu yếu, một nút thắt cổ chai hiện nay, phải được tháo gỡ. “Từ lời nói đến hành động, từ hội trường ủy ban, tỉnh ủy đến dân, đến cơ sở phải giảm khoảng cách tốt hơn nữa, để từ đó tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 01 ở địa phương mình”, Thủ tướng nêu rõ.
Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn và 242 nhiệm vụ cụ thể. Với từng công việc cụ thể, Nghị quyết cũng nêu rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian hoàn thành. Nghị quyết cũng yêu cầu sau 10 ngày kể từ ngày ban hành nghị quyết, các bộ, ngành, địa phương phải triển khai xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch hành động, chỉ thị cụ thể. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực công tác được giao. Sáng 2-1, UBND TPHCM tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách TPHCM năm 2018. Có thể thấy, một không khí khẩn trương, tăng tốc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2018 đang được Chính phủ “thổi lửa” đến các ngành, các cấp.
Năm 2018, chúng ta rất mong vấn đề kỷ cương, kỷ luật hành chính sẽ được Chính phủ thực hiện nghiêm, khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, đề cao trách nhiệm cá nhân, xây dựng một nền công vụ tận tụy, trong sạch, kiên quyết loại trừ tham ô, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ. Những cán bộ nào lơ là công vụ, kém năng lực và thiếu nhiệt huyết, trách nhiệm sẽ phải bị thay thế như chỉ đạo của Thủ tướng. Từng ngành, từng cấp cần tranh thủ thời cơ, thách thức, tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững, tạo ra chuyển động toàn bộ hệ thống, lấy hiệu quả làm thước đo cho hoạt động.
Phải làm sao để sử dụng nguồn lực ít nhất nhưng đem lại hiệu quả phục vụ nhân dân tốt nhất, đó mới là điều mà toàn xã hội mong đợi. Nếu chúng ta hành động quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, tạo được động lực, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục được những tồn tại, thì chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ của năm 2018 với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% - 6,7% như Quốc hội đã đặt ra. Đó cũng là bài học mà năm 2017 đã được nhìn thấy rất rõ.
Quan trọng hơn, năm 2018 phải bảo đảm tăng trưởng bền vững, chất lượng, tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vốn là điều mà chúng ta đã đặt mục tiêu từ lâu nhưng chưa thực hiện được.
Với Nghị quyết 01, Chính phủ cũng công bố mục tiêu trong năm 2018, phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập. Chính phủ cho biết sẽ quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp. Dừng việc giao bổ sung biên chế.
Trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với số giao năm 2015. Kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ. Xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các tổ chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ. Xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, Chính phủ nhấn mạnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra các vụ án tham nhũng lớn để truy tố, xử lý nghiêm minh trước pháp luật theo tinh thần không có vùng cấm, tất cả hành vi vi phạm để phải được xử lý đúng pháp luật.
Triển khai thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều quan tâm, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài. Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng...
Như vậy, có thể thấy, thông điệp về nhiệm vụ năm 2018 của Chính phủ khá rõ ràng, thể hiện qua những kết luận mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại hội nghị Chính phủ mở rộng triển khai nhiệm vụ năm 2018, và được cụ thể hóa tại Nghị quyết 01 được ban hành đúng ngày 1-1.
Việc ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2018, Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết 01 cũng thể hiện rõ tinh thần quyết liệt, hành động ngay từ ngày đầu, tháng đầu, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng: “chủ trương 1, biện pháp 10”, không để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”. Chủ trương đã có, giải pháp đồng bộ đã được đề ra, quan trọng nhất là tổ chức thực hiện. Mà khâu tổ chức thực hiện theo Thủ tướng đánh giá vẫn là một khâu yếu, một nút thắt cổ chai hiện nay, phải được tháo gỡ. “Từ lời nói đến hành động, từ hội trường ủy ban, tỉnh ủy đến dân, đến cơ sở phải giảm khoảng cách tốt hơn nữa, để từ đó tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 01 ở địa phương mình”, Thủ tướng nêu rõ.
Nghị quyết 01 của Chính phủ đã nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn và 242 nhiệm vụ cụ thể. Với từng công việc cụ thể, Nghị quyết cũng nêu rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian hoàn thành.
Nghị quyết cũng yêu cầu sau 10 ngày kể từ ngày ban hành nghị quyết, các bộ, ngành, địa phương phải triển khai xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch hành động, chỉ thị cụ thể. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực công tác được giao. Sáng 2-1, UBND TPHCM tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách TPHCM năm 2018. Có thể thấy, một không khí khẩn trương, tăng tốc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2018 đang được Chính phủ “thổi lửa” đến các ngành, các cấp.
Năm 2018, chúng ta rất mong vấn đề kỷ cương, kỷ luật hành chính sẽ được Chính phủ thực hiện nghiêm, khắc phục tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, đề cao trách nhiệm cá nhân, xây dựng một nền công vụ tận tụy, trong sạch, kiên quyết loại trừ tham ô, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ. Những cán bộ nào lơ là công vụ, kém năng lực và thiếu nhiệt huyết, trách nhiệm sẽ phải bị thay thế như chỉ đạo của Thủ tướng.
Từng ngành, từng cấp cần tranh thủ thời cơ, thách thức, tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững, tạo ra chuyển động toàn bộ hệ thống, lấy hiệu quả làm thước đo cho hoạt động. Phải làm sao để sử dụng nguồn lực ít nhất nhưng đem lại hiệu quả phục vụ nhân dân tốt nhất, đó mới là điều mà toàn xã hội mong đợi. Nếu chúng ta hành động quyết liệt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, tạo được động lực, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục được những tồn tại, thì chắc chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ của năm 2018 với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% - 6,7% như Quốc hội đã đặt ra. Đó cũng là bài học mà năm 2017 đã được nhìn thấy rất rõ.
Quan trọng hơn, năm 2018 phải bảo đảm tăng trưởng bền vững, chất lượng, tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vốn là điều mà chúng ta đã đặt mục tiêu từ lâu nhưng chưa thực hiện được.