Chiều 28-8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đã tổ chức lễ ra mắt Nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo của Viettel (Viettel AI Open Platform).
Hệ thống này được phát triển bởi Trung tâm Không gian mạng thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel, với mục đích đưa các công nghệ ngang tầm thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo phục vụ người Việt.
Viettel AI Open Platform cung cấp những công nghệ nền tảng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cho việc vận hành công việc của các tổ chức, doanh nghiệp được tự động hóa, tối ưu và hiệu quả hơn thông qua những kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới.
Viettel AI Open Platform là một trong số ít các nền tảng cung cấp đầy đủ công cụ về trí tuệ nhân tạo cho các ứng dụng chuyển đổi số tại Việt Nam để có thể tích hợp nhằm tự động hóa, nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu chi phí.
Để tăng cường hợp tác nghiên cứu, góp phần thúc đẩy Đề án chuyển đổi số quốc gia, Viettelcho biết sẽ áp dụng chính sách cung cấp nền tảng AI mở miễn phí đối với các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng trong giai đoạn phát triển ứng dụng của mình, chỉ tính phí hoặc hợp tác kinh doanh khi thương mại hóa sản phẩm.

Hệ thống Viettel AI Open Platform hiện đang tập trung khai thác những lĩnh vực như: Công nghệ xử lý giọng nói Tiếng Việt (Speech Processing); công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên Tiếng Việt (Natural Language Processing); công nghệ thị giác máy tính (Computer Vision)… Nền tảng này được Viettel đầu tư nghiên cứu từ năm 2016, với cơ sở hạ tầng tính toán hiệu năng cao, hạ tầng lưu trữ cơ sở dữ liệu đạt chuẩn và ứng dụng các thuật toán học sâu tiên tiến thế giới.
Đến nay, Viettel đã hoàn thành phát triển các công nghệ và cung cấp trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud API) hoặc đóng gói triển khai tùy theo nhu cầu (On-Premise) phù hợp với hầu hết các khách hàng: các nhà phát triển sản phẩm, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, cơ quan chính phủ, các đơn vị sản xuất nội dung, xuất bản…
Các công nghệ này được Trung tâm Không gian mạng Viettel áp dụng để phát triển các giải pháp tương tác tự động với khách hàng bằng giọng nói (Cyberbot); giải pháp ghi chú nội dung cuộc họp (Meeting Note); giải pháp định danh và xác thực khách hàng (eKYC); giải pháp số hóa văn bản và tự động nhập liệu (OCR)…

Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Lan tỏa khoa học về sự sống tại Việt Nam
-
Nhiều kỳ vọng trong Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022
-
Phát hiện mới về nguồn gốc hình thành lục địa
-
Hoạt động chuyển đổi số vẫn còn sơ sài
-
Ban hành yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho sản phẩm UEBA
-
Tìm kiếm Đại sứ đổi mới sáng tạo Việt Nam - In2spire Award
-
Tiếp sức đầu tư và tạo ra cơ hội phát triển cho các Startup công nghệ
-
TPHCM công bố Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường
-
Viettel nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ chuyển đổi số quốc gia
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Khuyến khích đầu tư cho chuyển đổi số