Rêu ngăn lũ lụt

Các nhà khoa học thuộc tổ chức bảo tồn Moors for the Future Partnership (Anh) tiến hành nghiên cứu kéo dài 6 năm với rêu sphagnum và phát hiện trồng loài rêu sphagnum ở khu vực đất cao có thể làm chậm đáng kể tốc độ chảy của nước từ sườn đồi, ngăn lưu vực sông tràn bờ do nước dồn xuống hạ nguồn.
Rêu sphagnum đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái. Ảnh: REUTERS
Rêu sphagnum đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái. Ảnh: REUTERS

Hơn 50.000 cây rêu sphagnum được trồng ở Kinder Scout, điểm cao nhất trong vườn quốc gia Peak District, để các nhà nghiên cứu quan sát. Trước khi trồng rêu ở Kinder, bề mặt sườn đồi chỉ là bãi than bùn, có nghĩa sau cơn bão, nước mưa sẽ chảy thẳng qua, khiến cộng đồng dân cư ở những thung lũng hạ lưu hay bị ngập lụt. 

Theo kết quả nghiên cứu, rêu sphagnum đã làm giảm 65% đỉnh lưu lượng dòng chảy, lượng nước tối đa đổ vào sông sau cơn bão, làm tăng 680% độ trễ, thời gian giữa trận mưa và nước mưa đổ vào hệ thống sông. Ngoài ra, loài rêu này có thể hấp thụ lượng nước gấp 20 lần trọng lượng của chúng, qua đó giữ lại nhiều nước mưa ở thượng nguồn hơn và khiến nước lũ tiến vào lưu vực sông chậm lại, ngăn sông tràn bờ. Rêu sphagnum cũng có thể giúp bảo vệ những lớp đất bùn bên dưới, có thể tích tụ theo thời gian để tạo ra lớp đất bùn mới rất cần thiết đối với lưu trữ carbon. 

Theo ông Tom Spencer, thành viên nhóm nghiên cứu, rêu sphagnum nếu được trồng đại trà sẽ trở thành công cụ hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro và mức độ nghiêm trọng của ngập lụt.

Đọc nhiều nhất

Dùng AI truy quét tội phạm mạng. Ảnh: Shutterstock

Nhật Bản dùng AI truy quét tội phạm mạng

Theo Japan Times, từ ngày 29-9, cảnh sát Nhật Bản sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các bài đăng trên mạng xã hội có nội dung tuyển dụng trá hình, nhằm thực hiện các hành vi tội phạm như cướp và lừa đảo.

Hồ sơ - tư liệu

Giải pháp thay thế vật liệu xây dựng truyền thống

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, vật liệu xây dựng và hoạt động xây dựng đóng góp gần 40% tổng lượng CO2 mà con người tạo ra mỗi năm. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như kiểm soát việc khan hiếm nguồn cung, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng bền vững hơn.

Chính trường thế giới