Trầm hương hình thành đặc biệt từ cây gió bầu, nhưng không phải cây gió nào cũng cho trầm. Vì vậy dân gian mới có câu: “Đau thương Gió biến thành trầm”. Trong quá trình sinh trưởng, một số ít cây vì lý do nào đó mà bị thương, bị nhiễm bệnh hoặc bị tác động của thời gian, cây sẽ tiết ra một chất nhựa để bảo vệ vết thương của mình. Trải qua thời gian và môi trường thuận lợi nó mới tạo thành trầm. Trầm là một sản vật quý, có giá rất đắt hơn cả vàng, và người ta thường ví: “Trầm như sinh khí của trời đất”. Vì thế mà ai cũng muốn có trầm, nhất là các bậc giàu sang quyền quý. Từ xa xưa con người chỉ biết lấy cây cỏ và các sản vật xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh thì trầm được xếp vào loại dược liệu quý. Ngày nay ngay cả khi khoa học đã phát triển thì trầm hương vẫn được săn lùng ráo riết ở Việt Nam và những nước phát triển như: Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Đức, Mỹ,… vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu về trầm trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại đã cho thấy rằng trầm có các tác dụng:
Tính sát trùng diệt khuẩn, kháng viêm, các vết thương lở loét. Giảm đau với các chứng cơ xương khớp, thần kinh tọa, côn trùng cắn. An thần, làm giảm quá trình khó thở, dịu cơn xúc động mạnh. Chống lão hóa và được sử dụng như một thành phần của nhiều loại mỹ phẩm giúp cân bằng độ ẩm, tăng sức sống cho da và trẻ hóa da…
Với giá trị và sự săn lùng như vậy nên người ta vẫn chưa thỏa mãn với những công dụng thông thường của nó.
Mới đây các nhà khoa học Mỹ, Nhật vẫn đang nghiên cứu về tác dụng chống ung thư nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy trầm hương vẫn còn là những bí ẩn cả với giới khoa học và mọi người.
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
THẮNG YÊN