Dược liệu nhập tràn lan
Việt Nam có nguồn tài nguyên hết sức dồi dào với hơn 5.000 loài thực vật có thể sử dụng làm thuốc, nhưng dược liệu Việt Nam thời gian qua vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Tình trạng "chảy máu" dược liệu thô đang có chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó là việc khai thác dược liệu quá mức không đi đôi với tái tạo, bảo tồn dược liệu. Trong khi, việc nhập nguyên liệu từ Trung Quốc lại quá dễ dàng, giá thành lại rẻ. Đó còn chưa kể nhiều loại thảo dược đã được "luộc" hết các tinh chất và bán sang Việt Nam khiến chất lượng dược liệu của chúng ta thấp, đôi khi còn là "rác dược liệu".
Dược liệu bán tràn lan, không nhãn mác trên thị trường
Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khoảng 80 nghìn tấn dược liệu, tương đương 80 - 90% khối lượng dược liệu dùng trong y học cổ truyền. Điều đáng nói, phần lớn trong số dược liệu này không hề có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng, đang ngang nhiên "vượt biên" vào nước ta, trở thành nguồn dược liệu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Theo kết quả kiểm tra của Cục quản lý Y học cổ truyền (Bộ Y tế) công bố, trong số 400 mẫu dược liệu tiến hành kiểm nghiệm, có tới 66% dược liệu không đạt chất lượng. Trong đó, 20% còn bị trộn lẫn rác, cát, xi măng, dược liệu giả.
Khi dùng những loại thảo dược hàm lượng hoạt chất thấp, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có được công dụng chữa bệnh mong muốn. Hoặc tệ hơn là mất tiền mà vẫn không khỏi bệnh nếu dùng những loại thảo dược đã bị chiết hết hoạt chất, chỉ còn bã. Còn trường hợp xấu nhất dùng phải những loại dược liệu tồn dư hóa chất, thuốc trừ sâu trong quá trình trồng, hay bị nấm mốc do bảo quản kém, dùng phải dược liệu giả thì hiểm họa khôn lường. Khi đó "tiền mất, tật mang" do chất độc tích tụ trong người, có thể phát tác bất kì lúc nào. Như vậy, thì không chỉ tài nguyên thiên nhiên mà cả tài nguyên tri thức của chúng ta cũng bị đe dọa.
Đi tìm lời giải cho bài toán dược liệu Việt
Đứng trước những quan ngại về quá trình sử dụng dược liệu quá mức trên toàn cầu, việc xây dựng một quy chuẩn để đánh giá chất lượng thảo dược là yêu cầu tất yếu giúp bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu sạch.
Cho đến nay, BioTrade là dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ, với mục tiêu đưa những giá trị bền vững vốn được biết đến và chấp nhận rộng rãi tại thị trường châu Âu vào ngành dược liệu Việt Nam.
Lấy tiêu chí tự nhiên, an toàn, bền vững, BioTrade kết hợp cùng một số doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực đông dược phát triển các vùng trồng và khai thác dược liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế, trước hết là các tiêu chuẩn cho canh tác sạch, an toàn như GACP-WHO (tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới).
Được sự hỗ trợ từ dự án BioTrade, Tuệ Linh đã xây dựng thành công vùng trồng Cà gai leo lớn nhất Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO.
Để đạt tiêu chuẩn này, cây cà gai leo đã được tiến hành kiểm định chặt chẽ ngay từ khâu lựa chọn giống. Cây mẹ đem đi nhân giống phải là cây thuần chủng – đã được các chuyên gia định danh chính xác nhằm tránh nhầm lẫn, sau đó đem nuôi trong nhà kính để tránh thụ phấn chéo với các giống cà khác. Bên cạnh nguồn giống tốt, gần 15ha đất tại Mỹ Đức, Hà Nội đã phải trải qua một quá trình xử lý nghiêm ngặt về mẫu nước, mẫu đất. Chỉ khi đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng, không tồn dư thuốc trừ sâu thì mới đủ tiêu chuẩn trồng dược liệu.
Vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh tại Mỹ Đức, đạt tiêu chuẩn GACP - WHO
Vì thế, những cây cà gai leo Tuệ Linh cho hàm lượng dược chất rất cao. Kết quả định lượng tại Viện Dược Liệu Trung ương cho thấy: hàm lượng dược chất Glycoalkaloid trong cà gai leo Tuệ Linh đạt mức 0.76%, cao hơn 7 đến 8 lần so với hàm lượng dược chất quy chuẩn.
Như vậy, với tiêu chuẩn GACP – WHO và chỉ dấu BioTrade, người tiêu dùng không chỉ có cho mình tiêu chí khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ tự nhiên mà còn yên tâm về nguồn dược liệu sạch, đảm bảo chất lượng cao nhất.