Ngày 23-3 là Ngày Khí tượng thế giới với chủ đề “Thời tiết, khí hậu và nước - Tương lai qua các thế hệ”. Theo GS-TS Trần Hồng Thái, chủ đề năm 2023 mà Việt Nam đề ra để hưởng ứng là “Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau”.
Chiều 10-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự (PTDS) quốc gia đã có kết luận về phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo, thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.
Cả tháng qua vùng biển tỉnh Phú Yên xảy ra triều cường mạnh, nhiều vùng ven biển bị sóng xâm thực. Đợt này triều cường đổi dòng bất thường đổ xô tàn phá ven bờ biển Gành Đỏ (thuộc thôn An Thạch, phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, Phú Yên) và uy hiếp hàng loạt công trình, nhà ở, khu biệt thự...
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu trước ngày 15-5, các địa phương có đê phải xử lý dứt điểm tình trạng biến mặt đê, mái đê, hành lang bảo vệ đê… thành của riêng.
Theo cơ quan theo dõi tình trạng động đất và thiên tai ở Việt Nam, từ đầu tháng 2 đến nay, liên tục xuất hiện các trận động đất ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên của nước ta. Tuy nhiên, các trận động đất và dư chấn chỉ có cường độ nhỏ.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2023, Đại tá Nguyễn Đình Hưng, Trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, tình hình thiên tai ngày càng khốc liệt nhưng cơ sở neo đậu tàu thuyền tránh trú thiên tai ở nhiều địa phương có dấu hiệu quá tải.
Sau 2 ngày mưa gió, nhiều ruộng hoa cúc ở vùng ven TP Quy Nhơn (Bình Định) và TP Tuy Hòa (Phú Yên) bị đổ gãy, hư hại khiến người trồng hoa "mất ăn, mất ngủ".
Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, từ ngày 17 đến 18-12 tại tỉnh Bình Định, Phú Yên có gió giật mạnh cấp 7 đến cấp 8, vùng ven biển có nơi cấp 9 gây thiệt hại lên nhiều làng hoa tết và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng.
Ngày 13-12, mặc dù trời khô ráo, có nắng từ sáng sớm, nhưng nền nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc đột ngột giảm sâu, rét buốt về đêm và sáng. Theo các chuyên gia khí tượng, từ nay đến cuối tuần, ở miền Bắc sẽ xuất hiện đợt nắng hanh ban ngày và sương muối về đêm.
“Khu dân cư ở ngay mặt biển mà cứ mưa là ngập đường, ngập nhà thì không thể chấp nhận được. Sở Xây dựng cùng với UBND TP Quy Nhơn phải có giải pháp khẩn cấp”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chỉ đạo.
Trong đêm ngày 8, rạng sáng 9-12, triều cường tiếp tục dâng cao, tàn phá thêm nhiều diện tích bờ biển xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Trước sức tàn phá khủng khiếp của sóng biển, nhiều người dân ven biển này đang lo lắng vì sợ mất nhà, mất đất.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia Hoàng Phúc Lâm, từ nửa cuối tháng 11 này đến nửa đầu tháng 12, bão có thể xuất hiện ở miền Trung. Tại Nam bộ còn 6 đợt triều cường.
Do biến đổi khí hậu, cộng với tác động của con người khiến tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp trước mắt và lâu dài để công tác chống sạt lở cho khu vực hiệu quả hơn.
Ngày 25-10, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục thiệt hại kết cấu hạ tầng giao thông do bão và mưa lớn thời gian qua.
Miền Trung năm nào cũng oằn mình chống chọi với thiên tai, bão dập dồn, lũ chồng lũ nên mọi người thường lạc quan bảo nhau, nước lũ ào ạt kéo về để gột rửa hết cái hanh hao, gắt gỏng của những ngày hè oi ả. Ấy vậy mà trận mưa lũ lịch sử đêm 14 rạng sáng 15-10 vừa qua tại Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế lại dị thường và quá khủng khiếp, khiến mọi người bàng hoàng, không kịp trở tay.
Ngày 14-10, UBND tỉnh Quảng Ngãi có báo cáo khẩn đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai xem xét trình Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Quảng Ngãi 545 tỷ đồng để hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại do thiên tai.