Thủ tục thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 25-10-2010 Bộ LĐ-TB-XH ban hành Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Trong đó có đề cập đến vấn đề về trình tự và thủ tục thực hiện BHTN. 
Thủ tục thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 25-10-2010 Bộ LĐ-TB-XH ban hành Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Trong đó có đề cập đến vấn đề về trình tự và thủ tục thực hiện BHTN. 

Lao động mất việc nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM

Lao động mất việc nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM

Từ 10 lao động phải tham gia BHTN  

Theo quy định, người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên quy định tại Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau: Số lao động được người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên, bao gồm: số lao động là người Việt Nam đang thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác sử dụng từ mười người lao động trở lên bao gồm cả số cán bộ, công chức đang làm việc tại cơ quan. Thời điểm tính số lao động hàng năm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức để thực hiện chính sách BHTN là ngày 1 tháng 1 theo Dương lịch.

Trường hợp thời điểm khác trong năm người sử dụng lao động sử dụng đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định thì thời điểm tính số lao động của năm đó để thực hiện chính sách BHTN của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được tính vào ngày mùng một của tháng tiếp theo, tính theo Dương lịch.

Trường hợp người sử dụng lao động đã sử dụng từ mười người lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia BHTN, nếu các tháng trong năm có sử dụng ít hơn mười người lao động thì vẫn thực hiện đóng BHTN cho những người lao động đang đóng BHTN.

Thời hạn tham gia BHTN

Trong thời hạn ba mươi ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội. Thủ tục nộp và nhận hồ sơ tham gia BHTN do Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn. 

Hồ sơ tham gia BHTN theo quy định gồm:

Tờ khai cá nhân của người lao động, bao gồm các nội dung: họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; số chứng minh thư nhân dân, ngày và nơi cấp; số và ngày tháng năm giao kết hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động, tiền lương hoặc tiền công đóng BHTN và các khoản phụ cấp phải đóng BHTN theo quy định, ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động; số sổ bảo hiểm xã hội; thời gian đã tham gia BHTN nhưng chưa được hưởng BHTN; cam kết của người lao động; xác nhận của người sử dụng lao động. Các nội dung của tờ khai cá nhân nêu trên được ban hành cùng với mẫu Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

Danh sách người lao động tham gia BHTN do người sử dụng lao động lập, bao gồm các nội dung: họ và tên; số chứng minh thư nhân dân; số sổ bảo hiểm xã hội; loại hợp đồng lao động; tiền lương hoặc tiền công đóng BHTN và các khoản phụ cấp phải đóng BHTN theo quy định. Các nội dung của danh sách người lao động tham gia BHTN nêu trên được ban hành cùng với mẫu danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.

Đóng BHTN

Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng mức bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người tham gia BHTN và trích 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHTN. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. Khi mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN cũng sẽ thay đổi theo quy định.

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ mười bốn ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHTN trong tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHTN khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

Hiếu Nghĩa

Tin cùng chuyên mục