Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức

Chiều 3-4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Christian Berger. 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngài Christian Berger, Đại sứ CHLB Đức Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngài Christian Berger, Đại sứ CHLB Đức Ảnh: TTXVN
Chúc mừng CHLB Đức thành lập Chính phủ mới do bà Markel làm Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hai nước có quan hệ truyền thống tốt đẹp. Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ với Đức, mong muốn hai bên ngày càng thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác. Thủ tướng đánh giá cao các dự án hợp tác giữa hai nước đã và đang triển khai ở Việt Nam trong một số lĩnh vực như kinh tế, giáo dục đào tạo, văn hóa… 

Cảm ơn các bộ, ngành của Việt Nam đã hợp tác thúc đẩy quan hệ hai nước, Đại sứ Đức Christian Berger trao đổi về một số biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ Việt - Đức, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa. 

Ghi nhận ý kiến của ngài Đại sứ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tích cực hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Đức ngày càng đạt được những thành tựu tốt đẹp. 

Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp Đức sang Việt Nam đầu tư kinh doanh và khẳng định, Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh và thành công tại Việt Nam.
 Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, ngày 4-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội, lên đường sang Siêm Riệp, Campuchia tham dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ ba, ngày 4 và 5-4-2018. 

Ủy ban sông Mê Công quốc tế được thành lập từ năm 1956 dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc để điều phối tài trợ và quản lý tài nguyên trong lưu vực. Đến năm 1995, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác Mê Công 1995 và thành lập Ủy hội sông Mê Công (thay cho Ủy ban sông Mê Công). 

Ủy hội sông Mê Công (MRC) hiện đang triển khai Kế hoạch Chiến lược chu kỳ 5 năm (2016 - 2020) gồm 7 kết quả chính và hơn 190 hoạt động, với tổng kinh phí ước tính khoảng 60 triệu USD. Mục tiêu của kế hoạch nhằm thực hiện các ưu tiên của Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tiếp tục thực hiện chuyển giao các chức năng chủ chốt về quản lý lưu vực sông về cho quốc gia và các hoạt động cải tổ của Ban Thư ký Ủy hội.

Tin cùng chuyên mục