Đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là với người cao tuổi, việc bị hạ đường huyết quá mức còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết. Nếu như tăng đường huyết phải 5-10 năm sau mới gây biến chứng thì hạ đường huyết đột ngột có thể gây hôn mê và tử vong ngay lập tức.
Mối nguy hiểm khôn lường
Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu dưới 70mg/dL hoặc 4mmol/l. Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều insulin và không đủ lượng đường trong máu. Hạ đường huyết thường xảy ra nhiều nhất ở những bệnh nhân dùng insulin và cũng có thể xảy ra với người bệnh uống thuốc tiểu đường bằng đường uống. Nguyên do là bởi các nhóm thuốc tiểu đường sulfunilurea và thuốc tiêm insulin làm tăng lượng insulin một cách nhanh chóng trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường - tác nhân gây hạ đường huyết.
Ngoài ra, có những trường hợp người bệnh không ăn đủ, bỏ qua một bữa ăn hoặc hoạt động thể chất mà không ăn nhiều hơn cũng rất dễ xảy ra tình trạng hạ đường huyết.
Hạ đường huyết quá mức ở người bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm hạ đường huyết là người bệnh run lẩy bẩy, chóng mặt, đổ mồ hôi, đói, buồn rầu, lo lắng, nhức đầu, tim đập mạnh. Nếu các triệu chứng sớm này không được điều trị, dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết quá mức có thể xảy ra, bao gồm: lẫn lộn, khó nói hay nói lắp, mờ mắt, buồn ngủ, co giật hoặc động kinh, bất tỉnh, mất ý thức… Bệnh nhân tiểu đường khi bị hạ đường huyết quá mức có thể làm tăng nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí gây tử vong.
Đề phòng hạ đường huyết quá mức
Để phòng xảy ra tình trạng hạ đường huyết quá mức, người bệnh không nên để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Bệnh nhân cũng không nên tự ý sử dụng thuốc hay tiêm insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả là người bệnh phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Kết hợp giữa Đông và Tây y có thể coi là giải pháp an toàn giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là với người bệnh cao tuổi. Ngoài việc tuân thủ liệu trình điều trị và sử dụng các thuốc Tây y, việc kết hợp với Đông y sẽ giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, từ đó có thể giảm dần được liều thuốc Tây y, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.
Các nhà khoa học trên thế giới từ lâu đã phát hiện thảo dược dây thìa canh có ưu điểm vượt trội và là dược liệu quý hiếm cho bệnh nhân tiểu đường. Tại Việt Nam, Trưởng Bộ môn Thực vật học, Trường Đại học Dược Hà Nội và cộng sự cũng đã thực hiện một công trình nghiên cứu về công dụng của dây thìa canh với bệnh tiểu đường và khẳng định: Với hoạt chất GS4, dây thìa canh giúp giảm và ổn định đường huyết mà hoàn toàn không gây hạ đường huyết quá mức.
Dược liệu dây thìa canh được trồng chuẩn hóa tại Hải Hậu, Nam Định theo tiêu chuẩn GACP-WHO
Khác với các loại thuốc Tây y làm tăng insulin nhờ vào cơ chế tác động lên quá trình tổng hợp và sản xuất insulin, dây thìa canh làm tái sinh tế bào Beta đảo tụy, nhờ đó cải thiện chức năng tuyến tụy. Khi tuyến tụy được hồi phục thì sẽ tăng sản sinh insulin theo cơ chế điều hòa tự nhiên của cơ thể là chỉ tăng tiết insulin khi cơ thể thiếu hụt insulin. Khi tuyến tụy đã sản sinh bù đắp đủ lượng insulin, cơ thể sẽ tự động dừng lại. Do đó, hoàn toàn không gây hạ đường huyết quá mức như các thuốc tiểu đường khác.
Tại Hải Hậu, Nam Định, vùng trồng dây thìa canh của Công ty Nam Dược đã được xây dựng theo tiêu chuẩn GACP-WHO do Bộ Y tế công nhận. Là sản phẩm sử dụng 100% dây thìa canh chuẩn hóa tại vùng trồng dược liệu này và đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa - ĐH Y Hà Nội chứng minh hiệu quả và độ an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh ổn định đường huyết, xóa bỏ được nỗi lo về mối nguy hiểm khôn lường của tình trạng hạ đường huyết quá mức.
KIM QUY
| |