Tuyên bố Tầm nhìn chiến lược an ninh của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 nước đối tác

Các nước ADMM+ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ra quyết định dựa trên đồng thuận, tham gia trên cơ sở linh hoạt, tự nguyện và không ràng buộc, trong đó các tài sản vẫn thuộc quyền chỉ huy và kiểm soát của quốc gia

Ngày 10-12, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Hội nghị đã thành công tốt đẹp và ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ADMM+ về Tầm nhìn chiến lược an ninh của ADMM+.

Tuyên bố Tầm nhìn chiến lược an ninh của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và 8 nước đối tác ảnh 1 Hội nghị ADMM+ thông qua Tuyên bố chung về Tầm nhìn chiến lược an ninh theo hình thức trực tuyến

Dưới đây toàn văn Tuyên bố chung:

CHÚNG TÔI, Bộ trưởng Quốc phòng của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, New Zealand, Liên bang Nga, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã gặp mặt trực tuyến vào ngày 10 tháng 12 năm 2020 để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng lần thứ 7 (sau đây gọi là ADMM+);

GHI NHẬN sự chuyển dịch địa chiến lược và địa chính trị tại khu vực bao gồm các tác động của việc tăng cường gắn kết trong khu vực, hợp tác, kết nối kinh tế liên khu vực và các xu thế toàn cầu bao gồm Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những sự thay đổi này đang đặt ra cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi các bên cần phải tránh làm trầm trọng hơn việc để mất lòng tin, tính toán sai lầm và hành xử theo kiểu trò chơi có tổng bằng không;

GHI NHẬN rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương gắn kết và kết nối với nhau, với ASEAN ở trung tâm và NHẤN MẠNH tầm quan trọng của tự do, rộng mở, dung nạp và tôn trọng luật pháp quốc tế;

NHẤN MẠNH LẠI các mục đích và nguyên tắc được nêu trong Hiến chương ASEAN cũng như các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, bao gồm giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như một quy tắc ứng xử then chốt trong việc quản lý các mối quan hệ và hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực;
NHẮC LẠI Hội nghị ADMM+, một phần không thể tách rời của ADMM, được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 12 tháng 10 năm 2010; đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN thông qua việc thiết lập một cơ chế hợp tác quốc phòng và an ninh nhằm xây dựng lòng tin và sự tin cậy và và để các nước Cộng đóng góp cho vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như xây dựng năng lực ứng phó với các mối đe dọa về an ninh chung trong khu vực;
TÁI KHẲNG ĐỊNH các nguyên tắc quan hệ hữu nghị, cùng có lợi như đã nêu tại Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao Đông Á về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi;
NHẤN MẠNH những nỗ lực thúc đẩy sự gắn kết và chủ động thích ứng của ASEAN trong việc thích nghi trước những sự chuyển dịch về địa chiến lược và địa chính trị thông qua việc tăng cường hợp tác quốc phòng giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng như các nước Cộng;
GHI NHẬN sự mong muốn của các quốc gia bạn bè và Đối tác Đối thoại của ASEAN đóng góp cho các nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực phù hợp với các nguyên tắc được đề ra trong Tài liệu khái niệm về ADMM+;
BIỂU DƯƠNG những tiến triển của ADMM+ đạt được trong mười năm qua, bao gồm việc thường niên hóa ADMM+ và tăng số lượng các Nhóm chuyên gia ADMM+ từ năm lên bảy;
BIỂU DƯƠNG VÀ GHI NHẬN những tiến triển trong hợp tác thực chất của các Nhóm chuyên gia ADMM+, bao gồm Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, An ninh biển, Quân y, Chống khủng bố, Gìn giữ hòa bình, Hành động Mìn nhân đạo và An ninh mạng, qua đó đóng góp cho việc xây dựng năng lực và tăng cường khả năng phối hợp hoạt động chung giữa các nước thành viên ADMM+, nhằm ứng phó với thách thức an ninh vì lợi ích chung của khu vực;
KHẲNG ĐỊNH ADMM+ tiếp tục là một cơ chế mở và dung nạp, nơi hợp tác dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời duy trì vai trò trung tâm của ASEAN và trên tinh thần nâng cao trách nhiệm tập thể thông qua việc tăng cường nhận thức chung về các vấn đề an ninh;
SAU ĐÂY TUYÊN BỐ:
1. THÚC ĐẨY và TĂNG CƯỜNG hợp tác và quan hệ đối tác thông qua ADMM+, cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương trên thực tế trong cấu trúc khu vực với ASEAN làm trung tâm, nhằm củng cố và tạo động lực mới cho các cơ chế hiện có do ASEAN dẫn dắt để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức nảy sinh từ môi trường khu vực trong hiện tại và tương lai, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực;
2. HOAN NGHÊNH sự đóng góp tích cực của các nước Cộng để xử lý các thách thức hiện có và đang nổi lên, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, đồng thời tái khẳng định các nguyên tắc gắn kết, đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN;
3. TÁI KHẲNG ĐỊNH tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, cũng như sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động, tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không cưỡng ép, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982;
4. TIẾP TỤC THÚC ĐẨY đối thoại chiến lược và tăng cường hợp tác thực chất về các vấn đề quốc phòng và an ninh khu vực giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các nước Cộng thông qua việc thực hiện các Kế hoạch hoạt động ba năm của Hội nghị ADMM và Kế hoạch hoạt động của các Nhóm chuyên gia ADMM+;
5. TĂNG CƯỜNG hợp tác quốc phòng để ứng phó với các thách thức an ninh thông qua bảy Nhóm chuyên gia ADMM+, đồng thời duy trì các nguyên tắc về vai trò trung tâm của ASEAN, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ra quyết định dựa trên đồng thuận, tham gia trên cơ sở linh hoạt, tự nguyện và không ràng buộc, trong đó các tài sản vẫn thuộc quyền chỉ huy và kiểm soát của quốc gia;
6. GHI NHẬN tầm quan trọng của việc ADMM+ phải triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin thiết thực, thông qua việc thực hành Bộ quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển, thực hiện Công ước về các quy định quốc tế phòng ngừa đâm va trên biển năm 1972 nhằm đảm bảo môi trường hòa bình thuận lợi cho sự phát triển và thịnh vượng bền vững ở khu vực; và
7. HOAN NGHÊNH việc tổ chức Hội nghị ADMM+ lần thứ 8 tại Brunei năm 2021”.
8. THÔNG QUA vào ngày 10 tháng 12 năm 2020 bằng một bản gốc tiếng Anh duy nhất.

Trong phát biểu bế mạc hội nghị ADMM+ lần thứ 7, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh, việc Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng cùng nhau thông qua Tuyên bố chung của ADMM+ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và Kỷ niệm 10 năm thành lập ADMM+. Điều này, thể hiện sự thống nhất cao, cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của các quốc gia thành viên ADMM+ trong tăng cường hợp tác quốc phòng, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng quân đội Hoàng gia Thái Lan thăm chính thức Việt Nam

Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng quân đội Hoàng gia Thái Lan thăm chính thức Việt Nam

Việt Nam và Thái Lan sẽ tăng cường hợp tác giữa các quân, binh chủng; chia sẻ thông tin, tình hình an ninh, an toàn hàng hải trên vùng biển giáp ranh hai nước qua đó kịp thời phối hợp xử lý hiệu quả các vụ việc phát sinh trên biển; xử lý các trường hợp ngư dân hai nước vi phạm vùng biển của nhau trên tinh thần nhân đạo.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.