Ngày 15-10, tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel đã tổ chức sự kiện ra mắt Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel; đánh dấu bước chuyển dịch chiến lược của Viettel tại giai đoạn thứ 4 - giai đoạn kinh doanh toàn cầu và 4.0.
Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel là đơn vị đại diện cho Tập đoàn Viettel triển khai các dự án và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông cho Chính phủ, bộ ngành, UBND tỉnh/TP, các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam cũng như toàn cầu.



Được biết, trước khi thành lập Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp, Viettel đã có 8 năm nghiên cứu về Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và cho doanh nghiệp và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, bao gồm: ký thoả thuận hợp tác xây dựng thành phố thông minh với 23 tỉnh/thành trên cả nước, triển khai thành phố thông minh (smart city) cho Phú Thọ và Huế; cung cấp giải pháp/dịch vụ đến gần 400.000 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên toàn quốc … Viettel cũng đã triển khai hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc có kết nối gửi nhận văn bản tới tất cả các bộ, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các hệ thống chuyên ngành cho các bộ ngành như các dịch vụ công cấp độ 3 – 4; Hệ thống một cửa quốc gia cho Bộ Tài chính; Hệ thống lấy ý kiến người dân E-Voting cho UBND TPHCM. Trong lĩnh vực y tế, Viettel đã triển khai hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia: kết nối hơn 14.000 cơ sở tiêm chủng, quản lý 12,5 triệu đối tượng; triển khai hệ thống quản lý bệnh truyền nhiễm trên toàn quốc cho 13.000 cơ sở y tế, quản lý khoảng 1 triệu ca bệnh và 1.000 ổ dịch mỗi năm; tin học hóa toàn bộ báo cáo tuần, tháng, năm tương đương khoảng 1,2 triệu báo cáo/năm; xây dựng hệ thống Hồ sơ sức khỏe cá tại 16 tỉnh, 141 huyện, 2.047 xã, 5,1 triệu hồ sơ tạo lập, 15 triệu nhân khẩu, 3,6 triệu hộ khẩu… Trong lĩnh vực giáo dục, Viettel đã hỗ trợ hoàn toàn miễn phí internet đến hơn 30.000 trường học trên cả nước, 126.000 suất học bổng, 100.000 học sinh, 126 tỷ đồng; triển khai tới 23.000 trường học phần mềm quản lý trường học SMAS và kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu chung tại sở giáo dục và đào tạo; phối hợp với các Sở GD-ĐT triển khai thử nghiệm hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành giáo dục; triển khai mạng xã hội học tập trực tuyến Viettelstudy với gần 9 triệu người dùng định danh từ hệ thống quản lý nhà trường SMAS, đã có 410.000 thầy cô và học sinh thường xuyên tạo các khóa học, tham gia dạy và học trên tương tác đa chiều. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đội ngũ KH-CN phải đóng góp nhiều hơn cho đất nước
-
5G VinaPhone sẽ có tốc độ 1Gbps tại trận chung kết bóng đá nam SEA Sames 31
-
Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 2 công trình KH-CN ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
Giải thưởng VinFuture mùa 2 chính thức bước vào vòng sơ khảo
-
Gia tài của một nhà khoa học tận tụy với đời
-
Bình Định làm khác để tôn vinh các trí thức tiêu biểu
-
Tránh việc Trung tâm điều hành đô thị thông minh bị “đắp chiếu” vì không có dữ liệu
-
Dùng căn cước công dân rút tiền tại ATM: Đối sánh dữ liệu công dân trước khi được rút tiền
-
Hai nhà khoa học được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022