Tình trạng cướp giật đang diễn biến theo hướng phức tạp. Tại TPHCM, loại tội phạm này chiếm đến hơn 80% trong cơ cấu tội phạm. Đáng lo ngại hơn khi loại tội phạm trên có chiều hướng gia tăng tính bạo lực, hung hãn, liều lĩnh. Người dân vẫn còn rợn người khi nhớ lại vụ cướp tài sản và đâm chết dã man 2 “hiệp sĩ” tại TPHCM hồi tháng 5 vừa qua do Tài “mụn”, chỉ mới 24 tuổi, cầm đầu nhóm gây án. Trước đó, một nhân viên Tổng lãnh sự quán Nga tại TPHCM khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Bà Huyện Thanh Quan (quận 3) bị cướp giật dây chuyền ngay giữa ban ngày. Hay vụ chị H. bị một tài xế Uber tên Nguyễn Dương Khánh (25 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ) rút dao đe dọa, cướp điện thoại tại khu vực quận Bình Tân, rồi còn bị tên này cưỡng hiếp… Vì thế, nhiều người bất an mỗi khi đi ra đường, hoang mang vì có thể bị hãm hại. Theo một thống kê của ngành du lịch, khoảng 80% du khách đã không quay trở lại Việt Nam với nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến nguyên nhân du khách không cảm thấy an toàn trước nạn cướp giật diễn ra tại các tụ điểm du lịch.
Trong tình thế đó, người dân cảm thấy sự vào cuộc, dấn thân của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp chưa quyết liệt trong đấu tranh, trấn áp, triệt tiêu loại tội phạm nguy hiểm này. Hàng loạt vấn đề đặt ra để giải quyết cái gốc của nạn cướp giật hiện vẫn chưa có lời giải.
Trong tình thế đó, người dân cảm thấy sự vào cuộc, dấn thân của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp chưa quyết liệt trong đấu tranh, trấn áp, triệt tiêu loại tội phạm nguy hiểm này. Hàng loạt vấn đề đặt ra để giải quyết cái gốc của nạn cướp giật hiện vẫn chưa có lời giải.
Thống kê chưa đầy đủ của Công an TPHCM mới đây cho thấy, hơn 50% tội phạm cướp giật tài sản có liên quan đến ma túy (nếu thống kê đầy đủ, con số này chắc chắc sẽ cao hơn). Trong khi đó, công tác đấu tranh phòng chống ma túy còn quá nhiều khó khăn, trong đó có rào cản từ các quy định hiện hành. Công an TPHCM cho biết năm qua đã điều tra, khám phá nhiều nhóm, tổ chức sản xuất trái phép chất ma túy với quy mô có tính chất công nghiệp, tinh vi; điều tra, khám phá trên 1.400 vụ liên quan tội phạm ma túy. Tuy nhiên, tình trạng các đối tượng có khả năng về tài chính, thuê các biệt thự cao cấp trong các khu đô thị biệt lập để lập “hang ổ” sản xuất ma túy thì việc tiếp cận, theo dõi, phát hiện của lực lượng chức năng vô cùng khó khăn, trong khi các đường dây này thường sản xuất với số lượng khổng lồ, mạng lưới cung cấp rộng khắp.
Cùng với đó, công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng (thực hiện theo Nghị định 94/2010 của Chính phủ) không phát huy hiệu quả mấy trong thực tế. Tại TPHCM, tình trạng người nghiện trốn ra khỏi nơi cư trú với tỷ lệ khá lớn, trong khi các địa phương thì bất lực. Nhiều trường hợp ngay trong gia đình người nghiện cũng không biết họ đi đâu, làm gì. Và chắc chắn một điều rằng, để có tiền hút chích, các đối tượng này sẽ tổ chức cướp giật tài sản. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến loại tội phạm cướp giật ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, quy định về mức xử phạt đối với tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản quá thấp, chưa đủ sức răn đe, do vậy, không ít đối tượng gây án, sau khi ra tù lại tiếp tục đi cướp giật trở lại. Chưa nói công tác quản lý, giám sát địa bàn của địa phương, công an khu vực nhiều nơi còn buông lỏng…
Tình trạng trộm cướp đang ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, phát triển du lịch, đặc biệt là hình ảnh, bộ mặt của TP - cũng là bộ mặt của cả nước. Hơn bao giờ hết, đã đến lúc cần sự quan tâm đúng mức, vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp… với các giải pháp đồng bộ để tạo nên quả đấm thép đủ mạnh nhằm loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống xã hội để mang lại sự bình an cho nhân dân. Mục tiêu xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt chỉ khả thi khi nạn trộm cướp hiện nay được loại trừ.
Và rõ ràng, lời giải cho bài toán giải quyết căn cơ, tận gốc rễ tình trạng cướp giật hiện nay không chỉ nằm ở hệ thống chính trị của TPHCM, trong đó lực lượng công an là nòng cốt, mà còn là trách nhiệm của các cấp, và cả người dân trong việc góp phần xây dựng xã hội bình an.
Cùng với đó, công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng (thực hiện theo Nghị định 94/2010 của Chính phủ) không phát huy hiệu quả mấy trong thực tế. Tại TPHCM, tình trạng người nghiện trốn ra khỏi nơi cư trú với tỷ lệ khá lớn, trong khi các địa phương thì bất lực. Nhiều trường hợp ngay trong gia đình người nghiện cũng không biết họ đi đâu, làm gì. Và chắc chắn một điều rằng, để có tiền hút chích, các đối tượng này sẽ tổ chức cướp giật tài sản. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến loại tội phạm cướp giật ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, quy định về mức xử phạt đối với tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản quá thấp, chưa đủ sức răn đe, do vậy, không ít đối tượng gây án, sau khi ra tù lại tiếp tục đi cướp giật trở lại. Chưa nói công tác quản lý, giám sát địa bàn của địa phương, công an khu vực nhiều nơi còn buông lỏng…
Tình trạng trộm cướp đang ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, phát triển du lịch, đặc biệt là hình ảnh, bộ mặt của TP - cũng là bộ mặt của cả nước. Hơn bao giờ hết, đã đến lúc cần sự quan tâm đúng mức, vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp… với các giải pháp đồng bộ để tạo nên quả đấm thép đủ mạnh nhằm loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống xã hội để mang lại sự bình an cho nhân dân. Mục tiêu xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt chỉ khả thi khi nạn trộm cướp hiện nay được loại trừ.
Và rõ ràng, lời giải cho bài toán giải quyết căn cơ, tận gốc rễ tình trạng cướp giật hiện nay không chỉ nằm ở hệ thống chính trị của TPHCM, trong đó lực lượng công an là nòng cốt, mà còn là trách nhiệm của các cấp, và cả người dân trong việc góp phần xây dựng xã hội bình an.