Khẩn cấp bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái sông Mê Công

Ngày 20-3, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra diễn đàn “Bảo vệ con người và hệ sinh thái sông Mê Công, trong bối cảnh nhiều biến động”, thu hút nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng các ngành chức năng tham gia. 

Hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nguồn nước ngọt từ sông Mê Công đổ về... đã gây ra những thiệt hại nặng cho sản xuất lúa ở các tỉnh ĐBSCL trong mùa khô năm 2016 vừa qu
Hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nguồn nước ngọt từ sông Mê Công đổ về... đã gây ra những thiệt hại nặng cho sản xuất lúa ở các tỉnh ĐBSCL trong mùa khô năm 2016 vừa qu

Ngày 20-3, tại thành phố Cần Thơ, Tổ chức Sông ngòi quốc tế (International Rivers – IR) phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Liên minh cứu sông Mê Công (Save the Mekong coliation – StM) và Diễn đàn Môi trường Mê Công (MEF) tổ chức diễn đàn “Bảo vệ con người và hệ sinh thái sông Mê Công, trong bối cảnh nhiều biến động”, thu hút nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế, cùng các ngành chức năng tham gia. 

Theo Tổ chức Sông ngòi quốc tế, sông Mê Công là một trong những dòng sông lớn và có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Nguồn dinh dưỡng từ dòng sông này đã giúp tạo nên một vùng sản xuất và xuất khẩu gạo lớn, nguồn cá tự nhiên cao nhất nhì thế giới.

Ở hạ lưu sông Mê Công - nơi sinh sống của trên 60 triệu người dân, trong đó khoảng 85% là nông dân và ngư dân. Canh tác lúa nước và đánh bắt, nuôi trồng là nguồn sinh kế quan trọng của người dân từ nhiều năm qua.

Lưu vực sông Mê Công là một trong những khu vực trên thế giới bị tác động mạnh mẽ nhất bởi biến đổi khí hậu. Tại các quốc gia lưu vực sông Mê Công, những thay đổi về đa dạng sinh học do biến đổi khí hậu gây ra sẽ tác động đến sinh kế của người dân, từ đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Điều lo ngại hiện nay là lưu vực sông Mê Công đã, đang và sẽ đối mặt những thay đổi mạnh mẽ về môi trường do các hoạt động phát triển trên dòng sông này, đặc biệt là các dự án thủy điện ở dòng chính.

Hiện nay, ngoài 7 công trình đập dòng chính đã hoàn thành trên phía thượng nguồn của Trung Quốc, thì 11 con đập đang và sẽ xây dựng ở hạ lưu sông Mê Công tại Lào và Campuchia được đánh giá sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với nguồn phù sa, nguồn thủy sản, chất lượng nước, đa dạng sinh học… của dòng sông.

Với những tác động kép của biến đổi khí hậu và hoạt động phát triển các đập thủy điện, khiến lưu vực sông Mê Công đứng trước những thách thức lớn trong thích ứng và phát triển. Điều này cũng gây rủi ro và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hiệp quốc đặt ra về xóa nghèo, giảm bất bình đẳng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm…

Khẩn cấp bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái sông Mê Công ảnh 1 Người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre thường xuyên bị thiếu nước ngọt sinh hoạt vào mùa khô, do ảnh hưởng xâm nhập mặn ngày càng nhiều
Các chuyên gia ở Trung tâm Con người và Thiên nhiên thì lo lắng về những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến “vựa lúa” ĐBSCL.
Cụ thể, mùa khô năm 2016 tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra dữ dội ở các tỉnh ĐBSCL; lượng nước đổ về ĐBSCL thấp kỷ lục, gây nên hạn mặn gay gắt nhất trong gần 100 năm qua; từ đó dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
Tại nước ta, thời gian qua các tỉnh vùng ĐBSCL phát triển mạnh canh tác lúa 2 vụ, 3 vụ, thậm chí 7 vụ/2 năm… Qua đó, diện tích cần nước tưới rất lớn, nhiều nhất so với các nước trong lưu vực sông Mê Công. Trong khi nguồn nước tưới ngày càng hạn chế sẽ là khó khăn không nhỏ cho việc phát triển nông nghiệp bền vững.
Tiến sĩ Dương Văn Ni (Trường Đại học Cần Thơ) cảnh báo: “Không chỉ Việt Nam mà ở Lào, Thái Lan, Campuchia… cũng gặp khó về nguồn nước và hệ sinh thái thay đổi, bởi nhiều nguyên nhân như tác động của đập thủy điện, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống... Vì vậy, cần có giải pháp cấp bách bảo vệ sông Mê Công, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái. Cần thấy rằng, lưu vực sông Mê Công như là một cơ thể sống, trong đó Biển Hồ là trái tim và các dòng sông là mạch máu; nó không cần trái tim lớn hơn nhưng cần trái tim đang đập, không cần thêm nhiều mạch máu hơn nhưng cần lượng máu vốn có để lưu thông. Do đó, bất kỳ hoạt động nào trên lưu vực sông Mê Công thì cần phải quan tâm đến sự thay đổi nguồn nước”. 
Tiến sĩ Dương Văn Ni cũng lưu ý, những tác động của đập thủy điện lên lượng phù sa nghiêm trọng hơn tới nguồn nước; trong khi tác động của biến đổi môi trường sẽ buộc cộng đồng phải di dân… 

Tin cùng chuyên mục