Kinh tế Việt Nam năm 2010: Chính sách tiền tệ gặp nhiều thách thức

Nhiều khuyến cáo quan trọng dành cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã được đưa ra tại cuộc Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2010: Nhận diện cơ hội đầu tư - kinh doanh” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT) và Báo Đầu tư đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, địa phương và hơn 150 doanh nghiệp trong top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam năm 2010: Chính sách tiền tệ gặp nhiều thách thức

Nhiều khuyến cáo quan trọng dành cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã được đưa ra tại cuộc Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2010: Nhận diện cơ hội đầu tư - kinh doanh” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT) và Báo Đầu tư đồng tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, địa phương và hơn 150 doanh nghiệp trong top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Ưu tiên giải tỏa “điểm nghẽn” về thủ tục hành chính

Trong bối cảnh xu thế phục hồi kinh tế trong năm 2010 còn mong manh, các chuyên gia kinh tế hàng đầu tham dự hội thảo đều cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô, khơi thông nguồn lực đầu tư thông qua việc giải tỏa các “điểm nghẽn”, mà trước hết là thủ tục hành chính, cần được coi là những mục tiêu quan trọng nhất trong điều hành kinh tế năm 2010.

Giao dịch tại Ngân hàng Đông Á. Ảnh: Cao Thăng

Giao dịch tại Ngân hàng Đông Á. Ảnh: Cao Thăng

Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích, nếu 30% trong số gần 6.000 thủ tục hành chính hiện hành được bãi bỏ như cam kết của Chính phủ, thì chi phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp trong thực hiện các kế hoạch kinh doanh sẽ giảm thiểu rất lớn. Khoản tiền tiết kiệm được này sẽ bù lại những chi phí tăng thêm của doanh nghiệp trong năm 2010 với hàng loạt thay đổi chính sách về thuế, tiền lương, các gói kích thích kinh tế...

Đồng tình với ưu tiên hàng đầu này, trong bản tham luận gửi tới hội thảo, ông Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, nếu Chính phủ thực hiện thành công mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính thì mức tăng GDP 6,5% hoàn toàn có thể đạt được. TS kinh tế Vũ Viết Ngoạn cũng cho rằng, nhìn vào các yếu tố như chỉ số giá tiêu dùng, tổng cung và mức độ cạnh tranh của nền kinh tế, cán cân thanh toán... thì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát sẽ gặp nhiều khó khăn hơn mục tiêu tăng trưởng. Đặc biệt, chính sách tiền tệ sẽ gặp nhiều thách thức trong năm 2010. Cụ thể, tình trạng thanh khoản hiện nay và thời gian tới sẽ tiếp tục chịu nhiều sức ép do năm 2009 tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng chỉ đạt 28,7%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng là 37,73%.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn phải đối mặt với thách thức về tỷ giá. Nhập siêu năm 2010 được dự báo khá cao, tiếp tục gây sức ép lên tỷ giá đồng Việt Nam; trong khi điều chỉnh tỷ giá ở phạm vi lớn tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp đang vay ngoại tệ và giảm sức hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. GS-TSKH Võ Đại Lược “hiến kế”: “Đồng Việt Nam đã rơi vào tình trạng bị cao giá, tích tụ trong nhiều năm, tác hại tới xuất khẩu và mở cửa cho nhập khẩu. Tất nhiên, nếu đồng Việt Nam hạ giá thì những món nợ Việt Nam phải chịu cũng sẽ thêm gánh nặng, nhưng gánh nặng này không đến nỗi đáng lo ngại. Nếu cân bằng lợi hại, chắc chắn những lợi ích thu được sẽ to lớn hơn”.

DN cần chủ động xâm nhập thị trường mới, tái cơ cấu

Nhìn lại cuộc khủng hoảng vừa qua, các nhà kinh tế cho rằng, hầu hết DN đã đối phó bằng cách cắt giảm chi phí, cắt giảm quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm...

Đây có thể là những đối sách cần thiết, nhưng mang màu sắc thụ động và sẽ khó phù hợp khi có sự thay đổi thị trường, thay đổi của hệ thống chính sách kinh tế. “Đối sách của doanh nghiệp nên theo hướng chủ động đón đầu với cơ hội, chủ động đổi mới đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm; đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất; đổi mới cách thức quản lý; thay đổi ngành, nghề sang công nghệ cao hơn”, ông Nguyễn Đình Cung nhận xét. Chuyên gia này khuyến nghị DN xây dựng các kế hoạch xâm nhập thị trường mới, hợp nhất, sáp nhập, thu hút thêm vốn từ nhiều luồng khác nhau...

Ông Đặng Văn Thanh, chuyên gia cao cấp của Quốc hội, đặc biệt lưu ý DN về hàng loạt chính sách thuế mới liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu lực, mức lương tối thiểu cho 4 vùng kinh tế cũng tăng sẽ khiến chi phí nhân công tăng mạnh... Đây là những yếu tố khách quan buộc DN phải tái cơ cấu, thay đổi chính sách sản phẩm, thị trường…

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục