Di tích Hoàng thành Thăng Long

Nhiều bí mật đang rõ hơn

Ngày 9-2, tại Hà Nội, Hội sử học Hà Nội đã tổ chức Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu mới về khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu. Sau hai năm nghiên cứu, các nhà khoa học một lần nữa đã đưa ra cái nhìn rõ nét hơn về khu di tích khảo cổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.Xuất lộ nhiều kiến trúc cung điện tiêu biểu
Nhiều bí mật đang rõ hơn

Ngày 9-2, tại Hà Nội, Hội sử học Hà Nội đã tổ chức Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu mới về khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại địa chỉ 18 Hoàng Diệu. Sau hai năm nghiên cứu, các nhà khoa học một lần nữa đã đưa ra cái nhìn rõ nét hơn về khu di tích khảo cổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.

Xuất lộ nhiều kiến trúc cung điện tiêu biểu

Theo Viện phó Viên Khảo cổ Việt Nam Tống Trung Tín, việc xuất lộ dấu tích tổ kiến trúc, cùng những cấu trúc gia cố móng là thành tựu lớn của người Việt trong việc xây dựng các kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam. Đặc biệt là kỹ thuật sử dụng sỏi trong xây dựng nền móng giống như dấu vết tìm thấy tại tháp Chương Sơn hay tháp Phổ Minh thời Lý, Trần đã minh chứng các công trình kiến trúc ở 18 Hoàng Diệu đều thuộc vào dạng kiến trúc rất lớn và nặng.

Nhiều bí mật đang rõ hơn ảnh 1

Phân loại chỉnh lý di vật đồ gốm sứ.

So sánh với các loại hình móng trụ của các kiến trúc cung điện tại các kinh đô cổ của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì kỹ thuật xây dựng móng trụ của Hoàng thành đạt trình độ rất cao.

Đặc biệt, việc xuất lộ dâáu vết của tổ hợp kiến trúc với 24 trụ móng sỏi và 11 chân tảng đá kê cột gỗ nằm nguyên ở vị trí ban đầu cùng hệ thống 2 sân gạch và những hàng hiên được bó gạch có thể nhận ra tổ hợp hai công trình có quy mô lớn nằm song song theo chiều Đông - Tây; dấu vết của nhà dài 13 gian ở giữa khu B; kiến trúc lầu “lục giác”… cùng với sự xuất hiện của những mảnh ngói in chữ Hán “Hoàng môn thự… giận giám tạo” thuộc niên đại Trần cùng với một mảnh lá vàng chạm trổ hình rồng thời Lý đã giúp các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu rõ hơn tên gọi và chức năng của các cung điện ở khu vực này.

Đồng thời, các hiện vật cũng phản ánh tính chất đặc biệt quan trọng của di tích, thể hiện quy mô khá lớn của các cung điện trong Cấm Thành xưa.

PGS-TS Tống Trung Tín nêu rõ: Điều này khẳng định thêm nhận định toàn bộ khu khai quật nằm trong đúng khu trung tâm của Cấm Thành, tức là trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.

Nhiều trang trí mang tính vương quyền

Những nghiên cứu được đánh giá là mang tính phát hiện quan trọng trong năm qua chính là việc đã đưa ra những nhận thức về đồ sứ ngự dụng dùng trong Hoàng thành Thăng Long qua các thời từ thời Lý cho đến thời Lê sơ. Trong đó, lần đầu tiên đã đưa ra những khám phá mới về đồ sứ thời Lý như bằng chứng về việc sản xuất những đồ sứ này ngay tại Thăng Long.

Cụ thể nhất là viên ngói mang chữ Kim Quang điện, một điện quan trọng trong Cấm Thành, nơi các đơn vị cấm quân thường xuyên đón rước xa giá nhà vua. Bên cạnh đó, nhiều loại hình di vật quý khác cũng đã được nhận thức rõ hơn như các loại bình rượu quý có đầu người mình chim mang phong cách Chămpa (kinnari), các loại bát men nâu quý của Trung Quốc thời Tống…

Nhiều bí mật đang rõ hơn ảnh 2

Những dấu tích trụ cột tìm được tại di tích Hoàng thành Thăng Long.

Đặc biệt, trong đợt chỉnh lý được tiến hành trong năm qua đã tìm thấy nhiều loại ngón men vàng (hoàng lưu ly) và ngói men xanh lục (thanh lưu ly) trang trí rồng có chân 5 móng. Nghiên cứu so sánh với kiến trúc cung điện trong Cấm Thành Bắc Kinh và Tử cấm thành Huế thì loại ngói này thường phổ biến trên mái cung điện liên quan đến sự hiện hữu của nhà vua.

Để rõ hơn về đồ gốm sứ ngự dụng dùng trong Hoàng thành Thăng Long, Viện Khảo cổ học đã tổ chức một đoàn chuyên gia phối hợp với Viện Khoa học xã hội Quảng Đông - Trung Quốc tiến hành điều tra nghiên cứu các loại hình đồ sứ ngụ dụng thời Minh - Thanh được sản xuất tại lò ngự (quan điêu) ở Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Kết quả thu được thêm một lần nữa khẳng định, những đồ gốm cao cấp của lò Thăng Long tìm được tại khu di tích nêu trên phần lớn đều là những đồ ngự dụng hay ít ra cũng là những đồ dùng riêng của hoàng cung Thăng Long.

Theo các chuyên gia về sử học, khảo cổ học đã tham dự hội nghị thì tuy việc khai quật khảo cổ học mới được thực hiện trong một thời gian ngắn, trên một diện tích còn rất nhỏ so với diện tích Cấm thành và Hoàng thành, song với những kết quả nghiên cứu mới vừa được công bố đã làm sáng tỏ nhiều dấu hỏi lớn về di tích Hoàng thành Thăng Long. Các nhà nghiên cứu đều hy vọng với những nỗ lực trong việc gìn giữ, phát huy và bảo tồn di tích này, đến năm 2013, mọi “bí mật” về Hoàng Thành sẽ được đưa ra ánh sáng. 

THU HÀ

Tin cùng chuyên mục