
- Dự kiến đề án “Dạyvà học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” sẽ được triển khai từ năm học2007 - 2008 - Sẽ tiếp tục có đợt thay sách giáo khoa môn ngoại ngữ! - Liệu đếnnăm 2020, đề án này có nâng cao được năng lực ngoại ngữ của thế hệ trẻ VN nóichung khi giao tiếp quốc tế?
Phóng viên Báo SGGP đã phỏng vấn PGS.TS NguyễnLộc, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chương trình giáo dục (Bộ GD-ĐT), ngườitrực tiếp tham gia biên soạn đề án.
- Dân bănkhoăn: hiệu quả đầu tư tới đâu?
Học sinh Trường THPT Báncông Lương Thế Vinh quận 1, TPHCM học Anh văn trong phòng Multimedia. Ảnh:Mai Hải
- Phóng viên: Thưa ông, quả thật con số 16.000 tỷ đồngđược Chính phủ đầu tư vào đề án này đang tạo nên nhiều suy tư trong giới giáochức cũng như dư luận xã hội?
- PGS.TS NGUYỄN LỘC:Tôi cũng xin nói rõ hơn, 16.000 tỷ đồng là con số được tách riêng cho dễ hìnhdung. Chứ thật ra, 16.000 tỷ đồng này nằm ẩn trong các dự án, chương trình mụctiêu đang thực hiện. Đương nhiên là các yêu cầu tăng cường về mặt thời lượng vàchất lượng của dạy và học ngoại ngữ cũng đòi hỏi bổ sung thêm lượng ngân sáchnhất định.
Mặt khác, tôi nghĩ đầu tư cho giáo dục (GD) như thế là đángmừng chứ. Tôi nhớ cách đây 1 - 2 năm trong một hội nghị về GD, Thủ tướng PhanVăn Khải đã đặt vấn đề: Tại sao chúng ta quy hoạch bao nhiêu mẫu đất để mời đầutư xây trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng, mà tôi chưa thấy có nhà quyhoạch nào dành đất để kêu gọi đầu tư cho giáo dục?
- Thưa ông, dưluận chưa thắc mắc về số tiền đầu tư cho GD, nhưng họ băn khoăn ở góc độ hiệuquả của đầu tư? Bởi, bao nhiêu năm qua, thực tiễn cũng đã chứng minh một điều:tiền đổ vào GD không ít, nhưng chất lượng GD vẫn mãi là nỗi... suytư!
- Tôi rất tâm đắc với nhận định: Trung Quốc đầu tư 3 đồng được 1đồng, còn VN đầu tư 5 đồng chưa được 1 đồng! Hiệu quả đầu tư không cao. Ở góc độnhà nghiên cứu, tôi xin nói: Kinh tế học GD 30 năm qua chứng minh rằng: bỏ vàoGD 1 đồng thì được từ 1 đến 4 đồng! Hiệu quả cao vô cùng, có điều là không nhìnthấy trực tiếp được.
- Chương trình mới chưa xong, lại chuẩn bị đổimới

Học Anh văn trong phòngLab.
- Ông có nghĩ tới sự mệt mỏi của người dân khi phải tiếp nhậnthêm một thông tin nữa của ngành GD: chuẩn bị đổi mới nữa, dù chỉ là môn ngoạingữ?
- Mặc dù vậy, ta vẫn phải đối mặt trước một thực tế là năng lựcngoại ngữ của chúng ta hiện nay rất yếu. Vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc.Nên nhớ rằng ngay từ năm 2000 và 2001, Quốc hội và Chính phủ đã yêu cầu xây dựngđề án dạy và học ngoại ngữ để giải quyết những bức xúc này.
- Vậy saokhi thiết kế chương trình thay sách vừa qua không đổi mới luôn, để đến bây giờthay sách gần xong mới lại lục tục ra một đề án đổi mới nữa?
- Chúngta đặt vấn đề xây dựng đề án vào giai đoạn 2000 - 2001, lúc đã bắt đầu triểnkhai việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Hơn nữa vấn đề dạy và họcngoại ngữ là lĩnh vực khá phức tạp và khó.
- Chúng tôi xin mượn mộtcâu nói của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Aziz Nesin “lại tốn tiền của dân của nước”, chỉtại, bởi vì... cái sự “loay hoay” của ngành GD!?
- Sự yếu kém tronglập kế hoạch dài hạn và tầm nhìn dường như là “bệnh” chung của đất nước chúngta, nên đừng nói đó là riêng của ngành GD. Ngành GD khó có thể vượt qua tầm quảnlý chung của đất nước, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đất nướcđang trong giai đoạn chuyển mình, công tác quản lý và quy hoạch thực sự có vấnđề.
- Trở lại đề án, thưa ông, đâu là nét mới?
- Trướchết, nói về thời lượng dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông. Hiện nay, dạy ngoạingữ từ lớp 6 đến lớp 12 là 700 tiết, theo đề án sẽ tăng lên 1.300 tiết, chươngtrình ngoại ngữ tăng cường lên 3.000 tiết. Và sẽ dạy ngoại ngữ bắt đầu từ lớp 3của bậc tiểu học. Cũng theo dự kiến, năm 2008 có khoảng 40% quận, huyện trong cảnước tham gia đề án, năm 2010, thêm 40% và 2015 hoàn thành 100% trường lớp phổthông tham gia đề án.
- Còn bậc đại học?
- Vẫn giữ nguyên300 tiết ngoại ngữ cho các sinh viên có học ngoại ngữ ở phổ thông. Song, cáctrường đại học phải có nhiều chương trình ngoại ngữ khác nhau để đáp ứng các đầuvào khác nhau.
- Dân lo lắng: lại thay sách giáokhoa
- Thưa ông, chuyển đổi chương trình như vậy, chắc hẳn lạithay sách giáo khoa môn ngoại ngữ?
- Vâng, đương nhiên là phải thaysách giáo khoa (SGK), song chỉ dùng cho một tỷ lệ học sinh nhất định (cuốn chiếuchương trình mới tới đâu, thay sách đến đó). Sách cũ vẫn được tiếp tục dùng chosố HS còn lại đến năm 2015 thì mới thay SGK toàn bộ.
- Ông thấykhông, làm sao mà không bức xúc cho được khi ngành GD thay sách liên miên nhưthế này?
- Dưới góc độ chuyên môn của đề án, chuyện thay SGK là đúngđắn. Còn chuyện lãng phí, độc quyền... SGK suốt thời gian qua lại là chuyệnkhác.
- Các em học hết chương trình SGK lớp 12 sẽ có trình độ ngoạingữ cỡ nào?
- Học xong 1.300 tiết ngoại ngữ sẽ đạt trình độ bậc 3/6của Hiệp hội Khảo thí quốc tế (khoảng trên 400 điểm TOEFL, đủ để các em tự tintrong giao tiếp và theo học ở bậc cao hơn).
- Còn chất lượng giáoviên, cơ sở vật chất?
- Chúng tôi sẽ cho rà soát và bồi dưỡng lạichất lượng giáo viên. Đây là một chương trình rất lớn, có hướng tới chất lượngquốc tế. Ít ra, GV phải đạt bậc 5/6 của Hiệp hội Khảo thí quốc tế. Đồng thời,chúng tôi sẽ tăng cường rất mạnh thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy ngoạingữ.
- Thưa ông, liệu rằng đề án này có thật tốt không? Ai thẩmđịnh?
- Chúng tôi đã nhiều lần lấy ý kiến các nhà giáo, nhà nghiêncứu, ngoài ra còn có sự góp ý của Hội đồng Anh và Trung tâm Apollo. Cũng xin nóithêm, dự án vẫn còn đang là dự thảo nên chúng tôi vẫn tiếp tục tiếp thu ý kiếnđóng góp, nếu ý kiến là đúng.
- Xin cám ơn ông!
MAI LAN – HỒNG LIÊN