17 bộ, ngành, địa phương đã kết nối trực tiếp dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức

Tính đến ngày 22-3, có Bộ VHTT-DL, Ủy ban Dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam và 14 địa phương đã kết nối trực tiếp với Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ. Hiện còn 74 đơn vị, địa phương chưa kết nối được.

Thông tin trên được ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng, Tổ trưởng Tổ Đề án 06 của Bộ Nội vụ cho biết, chiều 24-3.

Ông Vũ Đăng Minh cho hay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu người đứng đầu các địa phương (trực tiếp là Giám đốc Sở Nội vụ) tập trung chỉ đạo quyết liệt việc cập nhật, đồng bộ dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm tiến độ 30-6-2023, đảm bảo “đúng, đủ, sạch”; tới 31-12-2023, bảo đảm các tiêu chí mà Thủ tướng đã giao “đúng, đủ, sạch, sống”.

17 bộ, ngành, địa phương đã kết nối trực tiếp dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức ảnh 1

Ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Ông Vũ Đăng Minh cho biết, trên cơ sở làm việc với 63 tỉnh, thành về đánh giá thực trạng phần mềm với cơ sở dữ liệu, Bộ Nội vụ đã phân ra 3 nhóm.

Theo đó, đối với những địa phương chưa có phần mềm hoặc đã có nhưng phần mềm lạc hậu, không sử dụng và không nâng cấp được thì tiến hành sử dụng phần mềm của một đơn vị trung gian và cam kết hỗ trợ miễn phí đến hết 2023, để nhằm tổ chức, cập nhật 109 trường thông tin và kết nối, chia sẻ dữ liệu về Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (trước 30-5-2023). Sau khi nhận được dữ liệu, Bộ Nội vụ sẽ đối khớp, làm sạch dữ liệu và đồng bộ trở lại dữ liệu để địa phương sử dụng.

Đối với những địa phương đã có phần mềm, có dữ liệu nhưng không có khả năng nâng cấp để kết nối và chia sẻ dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức thì sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức do đơn vị trung gian thực hiện.

17 bộ, ngành, địa phương đã kết nối trực tiếp dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức ảnh 2

Cuối năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Đối với những địa phương đã có phần mềm, có khả năng kết nối với Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ sẽ đề nghị các địa phương chủ động kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng tích hợp. Khi dữ liệu chuyển về, Bộ Nội vụ phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để đối khớp và chuyển lại địa phương để sử dụng.

Tính đến ngày 22-3, Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức đã kết nối được 17 bộ, ngành, địa phương; trong đó có Bộ VHTT-DL, Ủy ban Dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam và 14 địa phương, trong đó có các tỉnh, thành: Hải Phòng, Hải Dương, Bình Thuận, Bến Tre, Bình Dương, Cao Bằng, Gia Lai, Bình Định, Quảng Nam, Cà Mau, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế, Yên Bái. Đây là những địa phương kết nối dữ liệu về cán bộ, công chức trực tiếp với Bộ Nội vụ. Hiện còn 74 đơn vị, địa phương chưa kết nối được.

Cuối năm 2022, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức đi vào hoạt động. Việc triển khai thành công hệ thống cơ sở dữ liệu này là chìa khóa để Bộ Nội vụ tham mưu thực hiện tốt công tác xây dựng thể chế, chính sách và quản lý biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trên toàn quốc.

Đây cũng là một trong những tiến trình đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số hướng tới nền kinh tế số, xã hội số và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Ứng dụng giải quyết thủ tục hành chính phong phú làm người dân... bối rối!

Ứng dụng giải quyết thủ tục hành chính phong phú làm người dân... bối rối!

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hay ứng dụng điện thoại giải quyết các thủ tục hành chính, như cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công TPHCM, VNeID, 1022 và ứng dụng của các địa phương, đơn vị. Dù nhu cầu của người dân cao, song việc phải cài đặt và sử dụng quá nhiều ứng dụng làm người dân bối rối.

Việt Nam và Thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Men Sam An. Ảnh: VIẾT CHUNG

Vun đắp hơn nữa quan hệ Việt Nam - Campuchia

Chiều 26-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Kittisangahapundit Men Sam An đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Vững lòng biển đảo

Cựu chiến binh Thành phố Thủ Đức thăm, tặng quà Vùng 2 Hải quân

Ngày 22- 4, tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn đại biểu Hội Cựu chiến binh và đoàn thể phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, TPHCM đã đến thăm, giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân. Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 2 chủ trì tiếp đoàn.

ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng

Những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang bước vào đợt vận động bầu cử. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM khẳng định, MTTQ các cấp sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện để các ứng viên có cơ hội được trình bày chương trình hành động của mình. Qua đó, cử tri có thêm thông tin để lựa chọn người xứng đáng.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu tiếp nhận quà của Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM giúp đỡ người dân miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt trong năm 2020

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng

Trong suốt thời gian từ ngày 25-1 đến ngày 1-2-2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐSCVN) đã diễn ra thành công tốt đẹp ở Thủ đô Hà Nội. Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu tại kỳ Đại hội này. Đây là dấu mốc ý nghĩa và quan trọng trong lịch sử và sự phát triển đất nước, thúc đẩy tinh thần Đổi mới ngày càng sâu rộng.
Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Sớm đưa Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống

Đại hội XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đặc biệt, với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, người đảng viên, nhiều đại biểu đều khẳng định sẽ quyết tâm đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống. Phóng viên Báo SGGP ghi nhận một số ý kiến.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Kết quả Đại hội XIII phản ánh thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.