Các trạm sẽ bị giám sát bao gồm:
- Trạm thu phí Km42+730 QL6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình do Công ty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình quản lý và khai thác.
- Trạm thu phí Bắc Bình Định Km1148+1300 QL1 do Công ty Cổ phần BOT Bắc Bình Định quản lý và khai thác.
- Trạm thu phí T1 tại Km5+775 trên QL1K và Trạm T2 tại Km9+600 cũng trên QL1K, tỉnh Đồng Nai do Công ty TNHH BOT QL1K quản lý và khai thác.
Việc kiểm tra, giám sát nhằm đánh giá doanh thu thực tế tại trạm thu phí, hệ thống thiết bị thu phí, nhất là công nghệ thu phí đang áp dụng, thông qua đó kiến nghị các cơ quan quản lý có biện pháp khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, xử lý vi phạm, góp phần nâng cao tính minh bạch trong công tác thu phí đường bộ.
Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ yêu cầu đơn vị báo cáo những nội dung kiểm tra, lập biên bản, kiến nghị xử lý theo quy định. Trong quá trình thực hiện, trưởng đoàn kiểm tra có thể trưng dụng chuyên gia để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, được quyền thay đổi, bổ sung các thành viên trong đoàn kiểm tra thuộc thẩm quyền quản lý của các Cục Quản lý đường bộ làm trưởng đoàn giám sát.
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT trong diện kiểm tra có nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn khu vực trạm thu giá trong quá trình kiểm tra, giám sát, đồng thời cử tối thiểu 3 lãnh đạo và 3 cán bộ có trách nhiệm thay mặt công ty tham gia giám sát và ký biên bản xác nhận doanh thu của từng ca.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thực hiện kiểm tra, giám sát doanh thu của nhiều trạm thu phí như trạm Tân Phú (QL20), trạm cầu Việt Trì mới (cầu Hạc Trì), trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ, các trạm trên QL5 và QL18…
Tại một số trạm, đoàn kiểm tra đã phát hiện có sự chênh lệch doanh thu trước và trong thời gian kiểm tra, ví dụ như trạm thu phí Pháp Vân- Cầu Giẽ, trạm thu phí Hà Nội- Bắc Giang, với mức chênh lệch gần 100 triệu đồng/ngày.