An Giang, thị trường bán lẻ hàng đầu khu vực ĐBSCL

Liên tục nhiều năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh An Giang đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20 – 30%/năm. Riêng trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh đạt 62.927 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2010. Với vị trí nằm ngay cửa ngõ biên giới Tây Nam, An Giang đã và đang cho thấy lợi thế của một thị trường bán lẻ rộng lớn, đầy tiềm năng phát triển.
An Giang, thị trường bán lẻ hàng đầu khu vực ĐBSCL

Liên tục nhiều năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh An Giang đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 20 – 30%/năm. Riêng trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh đạt 62.927 tỷ đồng, tăng 27,7% so với năm 2010. Với vị trí nằm ngay cửa ngõ biên giới Tây Nam, An Giang đã và đang cho thấy lợi thế của một thị trường bán lẻ rộng lớn, đầy tiềm năng phát triển.

Metro Cash & Carry Long Xuyên cũng thành công khi đưa vào hoạt động

Metro Cash & Carry Long Xuyên cũng thành công khi đưa vào hoạt động

Theo Sở Công thương An Giang, những năm gần đây, địa phương này tiếp tục chứng tỏ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ hàng hóa. Đầu năm 2007, Saigon Co.op đã thành công khi quyết định đầu tư thêm một hệ thống Co.opMark ngay trung tâm thành phố Long Xuyên. Vào năm 2010, đến lượt tập đoàn Cash & Carry, nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, đưa vào hoạt động Trung tâm Metro Cash & Carry Long Xuyên trên diện tích hơn 3ha, tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD. Trong đó, diện tích bán hàng khoảng 6.500m2 với trên 25.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Điều này cho thấy sức mua sắm hàng hóa của người dân An Giang vẫn còn rất cao.

Trong năm 2010, chợ Long Xuyên với diện tích 18.000m2, tổng vốn đầu tư 71 tỷ đồng, đã hoàn thành giai đoạn 1, đưa vào sử dụng khu bách hóa công nghệ gồm 352 lô. Hiện tại, phần lớn các ki-ốt đều đã có tiểu thương vào hoạt động kinh doanh.

Từ cuối tháng 2-2011, chủ đầu tư đã triển khai thi công các hạng mục của giai đoạn 2, bao gồm khu nông sản và hàng hóa tự sản xuất. Đến nay, cách hạng mục này đều đã cơ bản hoàn thành. Trong khi đó, tại thị xã biên giới Tân Châu (An Giang), Siêu thị Tân Châu cũng đã được xây dựng xong với diện tích gần 4.500m², vốn đầu tư 13 tỷ đồng. Công trình đã được giao cho Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Thời trang dệt may Việt Nam (Vinatex Mart) tiếp nhận quản lý khai thác, đã đưa vào hoạt động vào giữa năm 2011. Còn Khu nhà hàng khách sạn 5 sao dưới chân cầu Hoàng Diệu (phường Mỹ Bình, Long Xuyên), do Công ty TNHH Phúc An làm chủ đầu tư, cũng sẽ hoàn thành tiếp nhận mặt bằng trong năm nay. Hiện chủ đầu tư đang thuê tư vấn nước ngoài lập hồ sơ kiến trúc cho dự án.

Bên cạnh những công trình quy mô lớn, các chủ đầu tư đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án có ý nghĩa quan trọng với địa phương như: Trung tâm thương mại Mỹ Xuyên (thành phố Long Xuyên), siêu thị Châu Thới (thị xã Châu Đốc), chợ Phú Tân, Khu nông sản chợ Mỹ Quý, chợ Định Thành 2, Óc Eo (huyện Thoại Sơn)…

Trong năm 2011, An Giang đã tổ chức thành công nhiều hoạt động như: Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Thương mại – Du lịch và Đầu tư ĐBSCL, Hội chợ Triển lãm Thương mại biên giới Tân Châu, tổ chức hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn tại các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới… góp phần gia tăng sức mua trong nhân dân.

Mới đây, vào đầu tháng 12-2011, tỉnh An Giang đã đăng cai tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ V. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của 12 tỉnh, thành có đồng bào Khmer sinh sống, gồm: An Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Trà Vinh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TPHCM và Cần Thơ.

Ngoài ra, còn có 2 tỉnh bạn giáp ranh với An Giang là Kandal và Takeo (Campuchia) cũng cử đoàn đến giao lưu. Qua 4 ngày diễn ra các hoạt động chính của ngày hội, hơn 100.000 du khách trong nước và quốc tế đã đến huyện Tịnh Biên để tận mắt chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ. Đồng thời, gia tăng sức mua đáng kể ở khu siêu thị miễn thuế Tịnh Biên, nằm cạnh ngay cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.

Theo ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh An Giang, tuy tốc độ tăng trưởng về bán lẻ hàng hóa của An Giang tương đương với một số tỉnh ĐBSCL nhưng nhờ giá trị gốc khá cao nên tổng giá trị tăng thêm cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh trong khu vực. Bên cạnh đó, An Giang đang tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi, thu hút đầu tư vào các khu kinh tế biên giới và cũng như ở các địa phương trong tỉnh…

AN BÌNH

Tin cùng chuyên mục