Với kinh phí ban đầu 12 triệu dollar Australia (8,5 triệu USD), nền tảng hướng tới tối ưu hóa việc kết hợp trí tuệ nhân tạo và trí tuệ của con người. Một trong các dự án đầu tiên là phối hợp với nhóm Hệ thống tự động và robot của CSIRO, nhóm vừa được nhận huy chương bạc tại Robot Olympics, để tạo thành một đội phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ vốn đòi hỏi sự linh hoạt. Con người phải sử dụng sự hiểu biết và các kỹ năng của mình, như lập luận, trực giác, kinh nghiệm. CINTEL sẽ nghiên cứu khả năng nhận thức tình huống và các cơ chế để đảm bảo sự phối hợp giữa người và robot trong nhiệm vụ để đạt kết quả thành công.
Ngoài ra, còn có dự án thành lập một đội hỗ trợ các chuyên gia phân tích an ninh mạng. Không chỉ CSIRO, nền tảng trên cũng do công ty kỹ thuật không gian Saber Astronautics, Bộ Quốc phòng Australia và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Queensland, Đại học Monash và Đại học Sydney điều hành.
Người đứng đầu CINTEL kiêm phụ trách nghiên cứu khoa học của CSIRO, bà Cécile Paris, cho biết, mục đích cuối cùng của nền tảng này là sử dụng trí tuệ kết hợp để đảm bảo kết quả tốt nhất trong một loạt lĩnh vực. Bà Paris nhấn mạnh: “Đây là biên giới khoa học tiếp theo của chuyển đổi số”.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Quảng Trị và Israel: Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
-
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM thăm, chúc mừng các đơn vị khoa học, công nghệ
-
Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam
-
Khuyến nghị xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ
-
2 nhà khoa học nữ nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai trương văn phòng FPT Software tại New York
-
Chuyển đổi số góp phần xây dựng Thừa Thiên – Huế thành thành phố Trung ương
-
VNPT SmartCA đoạt giải vàng B2B Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương
-
Viettel và Qualcomm hợp tác phát triển hạ tầng 5G
-
VNPT và Casa Systems hợp tác trong lĩnh vực 5G